Ổ gà đẻ thông minh kích thích gà đẻ nhiều, tăng năng suất cho nhà nông

Nuôi gà lấy trứng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các chủ trang trại. Hiện nay, ổ gà đẻ thông minh ngày càng sử dụng phổ biến, dần dần thay thế cho các ổ gà truyền thống.

Đây là mô hình giúp gà mái duy trì được lượng trứng ổn định, không bị thất thoát. Muốn hiểu sâu hơn về hình thức này cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây. 

Tìm hiểu về tập tính đẻ trứng của gà mái 

Thông thường, tới mùa đẻ trứng, gà mái sẽ đi tìm những ổ có sẵn và đẻ tại đó. Mỗi con gà mái sẽ sở hữu một ổ cho riêng mình. Tuy nhiên, tình trạng 2 con gà mái cùng nằm đè lên nhau và đẻ trứng trong một ổ là chuyện thường tình. 

Và gà mái thường đẻ trứng vào buổi sáng. Nếu người nuôi không lót ổ đẻ sẵn cho gà thì chắc chắn trứng bị rơi, vỡ là chuyện thường tình. Như vậy sẽ gây thất thoát số lượng trứng, nguy hại hơn là gà mái không đẻ nữa. Chính vì điều này mà chủ trang trại nên thiết kế ổ gà đẻ thông minh.

Điều kiện cần thiết khi làm ổ gà đẻ thông minh 

Khi quyết định làm ổ đẻ cho gà, chủ trang trại cần đảm bảo một số yếu tố như sau:

Dễ dàng vệ sinh ổ gà đẻ 

Khi tiến hành làm ổ gà đẻ thông minh, điều đầu tiên mà bà con quan tâm là khâu vệ sinh. Bà con chú ý xây dựng ổ đẻ làm sao để dễ dàng cho việc quét dọn, vệ sinh, đỡ tốn kém thời gian và công sức. 

Khi thiết kế ổ gà đẻ thông minh cần đảm bảo khâu dễ dàng vệ sinh
Khi thiết kế ổ gà đẻ thông minh cần đảm bảo khâu dễ dàng vệ sinh

Lấy trứng dễ dàng hơn 

Nuôi gà đẻ với mục đích lấy trứng, khi quyết định làm chuồng trại phải lưu ý tới khía cạnh lấy trứng dễ dàng. Cần đầu tư và thiết kế ổ gà sao cho việc thu hoạch trứng dễ dàng hơn, để trứng không bị hỏng rơi và vỡ. 

Thiết kế chuồng sao cho thông thoáng

Khi làm ổ gà đẻ thông minh, anh em cần lưu ý tới độ thông thoáng, đảm bảo được tiêu chí mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông. Trường hợp chuồng trại quá kín làm cho mùi hôi khó thoát ra ngoài được, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả đàn gà. Đây chính là nguyên nhân làm cho dịch bệnh sinh sôi nảy nở, gây thiệt hại về kinh tế cho chủ trang trại. 

Chuồng trại đảm bảo việc tháo gỡ dễ dàng 

Thêm một điều kiện cần thiết khi làm ổ gà đẻ thông minh là chú ý tới việc tháo gỡ dễ dàng. Mặc dù biết rằng, chuồng trại xây dựng kiên cố sẽ đảm bảo không bị mưa gió làm hư hỏng. Nhưng nhiều khi, chuồng trại xuống cấp hoặc muốn di dời vị trí thì việc tháo gỡ dễ dàng cũng là điểm cộng để rút ngắn thời gian. 

Hướng dẫn cách làm ổ gà thông minh đơn giản và nhanh chóng 

Sau đây, bài viết sẽ chỉ dẫn cho bà con một số cách làm ổ gà thông minh với chi phí vừa phải, hợp với từng quy mô nuôi số lượng ít cho tới nhiều. Đó là:

Làm ổ đẻ cho gà bằng thùng sơn 

Tận dụng các thùng sơn bỏ đi, bà con cắt một ô hình vuông có kích thước vừa vặn để gà chui vào đẻ trứng. Ở bên trong thùng sơn lót thêm một lớp rơm để trứng không bị rơi vỡ. Đây là một dạng ổ đẻ tiết kiệm chi phí được bà con áp dụng, phù hợp nuôi gà số lượng ít. 

Làm ổ gà đẻ thông minh bằng thùng sơn tiết kiệm chi phí phù hợp quy mô trang trại nhỏ
Làm ổ gà đẻ thông minh bằng thùng sơn tiết kiệm chi phí phù hợp quy mô trang trại nhỏ

Sử dụng lốp xe cũ để làm ổ cho gà đẻ 

Ngoài thùng sơn, bà con có thể tận dụng lốp xe cũ để làm ổ gà đẻ trứng thông minh. Bên trong, chủ chăn nuôi có thể tận dụng bao tải cũ hoặc rơm để gà dễ dàng đẻ trứng.

Lốp xe làm ổ gà đẻ thông minh siêu bền mà lại tiết kiệm chi phí chủ chăn nuôi
Lốp xe làm ổ gà đẻ thông minh siêu bền mà lại tiết kiệm chi phí chủ chăn nuôi

Làm chuồng đẻ trứng dạng đơn

Kiểu chuồng đẻ trứng dạng đơn phù hợp với những người chăn nuôi với số lượng ít. Bà con có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có ở gia đình để làm chuồng trại, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí và ngân sách. 

  • Chuồng gà đẻ trứng ở mô hình này không cần quá nhiều diện tích, tầm 1-2m là hợp lý. 
  • Dùng cuốc đào lỗ sâu chừng 10-15cm, dùng cọc gỗ đóng xuống đất tạo thành hình vuông. 
  • Sử dụng dây thép buộc các phần khung lại với nhau theo chiều ngang. Hoặc dùng lưới nhựa quấn quanh khung của chuồng. 
  • Cửa chuồng có thể thiết kế 1 bên hông hoặc phía trước để tiện cho việc lấy trứng. Cần bố trí cửa chuồng có diện tích vừa phải, nếu nhỏ quá thì khó lấy trứng mà to quá thì gà có thể tự nhảy ra được. 
  • Về phần mái có thể dùng áo mưa hay tấm bạt phủ lên. Để chắc chắn hơn thì dùng tấm lợp bolo xi măng. 
  • Còn nền chuồng thì đổ cát rồi lót thêm rơm rạ để gà mái đẻ trứng. 

Cách làm ổ gà đẻ trứng thông minh dạng tầng 

Với các quy mô nuôi gà số lượng lớn, việc xây chuồng gà đẻ trứng dạng tầng là phù hợp. Trứng gà sau khi đẻ sẽ được tự động truyền vào khay hứng trứng. 

Cách làm chuồng gà dạng tầng rất đơn giản, được thực hiện các bước như sau:

  • Tạo hình khung của chuồng bằng các thanh sắt chữ V. Nên lắp đặt tối đa 3 tầng với chiều cao từ 1,5-1,7m để tiện lợi cho việc gà ăn, thu hoạch trứng và vệ sinh. 
  • Dùng lưới B40 làm vách chuồng. Sau đó cố định vách và khung bằng dây thép chuyên dụng. 
  • Nền chuồng gà có độ dốc 20 độ để tiện cho việc gà đẻ trứng tự lăn ra. 
  • Về khay hứng thì tận dụng ống nhựa có kích thước to 1,5 quả trứng. 
  • Còn máng ăn, máng uống thì sử dụng hệ thống tự động, để gà dễ dàng ăn hơn. 
  • Còn hệ thống khay hứng phân cho gà có thể làm bằng nhựa, sắt hay chất liệu khác. Miễn sao hệ thống hứng phân của gà được tháo rời dễ dàng để vệ sinh. 
Ổ gà đẻ thông minh dạng tầng phù hợp mô hình chăn nuôi lớn
Ổ gà đẻ thông minh dạng tầng phù hợp mô hình chăn nuôi lớn

Một số lưu ý khi làm ổ gà đẻ thông minh 

Như đã mô tả ở trên, gà có tập tính đẻ chỗ nào quen chỗ đó. Vì thế cần cố định vị trí ổ gà đẻ.

Mỗi ngày cần thu hoạch trứng để kích thích gà mái đẻ nhiều hơn. Nếu chủ chăn nuôi cứ để trứng mãi ở vị trí đó, không thu hoạch thì gà cảm thấy đủ rồi, không đẻ nữa và chúng sẽ bắt đầu ấp. 

Ổ gà đẻ thông minh cần đặt ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Nên nhớ một điều, chất lượng trứng phụ thuộc rất nhiều vào ổ gà đẻ. Do đó, cần vệ sinh thường xuyên ổ gà đẻ. 

Nếu trứng bị dính máu, dính phân hay trứng có kích cỡ to, nhỏ khác nhau… thuộc diện trứng loại, không thể làm trứng giống. Còn nếu để bán thì lại giá thành không cao, ảnh hưởng tới hiệu suất kinh tế của bà con nông dân. 

Làm cách nào để nuôi gà đẻ đạt năng suất cao?

Để nuôi gà mái đẻ nhiều trứng, tăng năng suất cho bà con nông dân, ngoài việc thiết kế ổ gà đẻ thông minh bài viết sẽ chia sẻ một số điều như sau:

  • Kích thích hormone cho gà bằng cách phơi nắng từ 12-14 giờ và thực hiện phương pháp này liên tục trong vòng 3 tuần sẽ giúp gia cầm đẻ nhiều trứng. 
  • Nếu trứng gà mỏng chứng tỏ gà mái đẻ non, làm giảm chất lượng. Vì thế, người chăn nuôi cần bổ sung canxi cho gà qua chế độ ăn uống thường ngày. 
  • Ngoài ra, bà con bổ sung vitamin A, D, E trong khẩu phần ăn của gà bằng cách trộn chung với thức ăn. 
  • Những ngày nắng nóng thì cho gà uống thêm chất điện giải kết hợp với vitamin C để giải nhiệt, giảm stress cho vật nuôi. 
  • Chưa dừng lại ở đó, muốn gà đẻ trứng sai thì bổ sung thêm từ 1,5 2% protein, bã đậu hoặc khô lạc. 
  • Thức ăn cho gà mái đẻ trứng bao gồm thóc, ngô, khoai, rau xanh, bèo tây, rau muống, thịt, cá, tép… tốt nhất nên nghiền nhỏ để gà ăn nhiều và tiêu hóa tốt hơn. 

Xem Thêm: Hướng dẫn cách nuôi gà con ít chết tăng năng suất, đạt hiệu quả cao

Xem Thêm: Cách làm cựa gà mọc chậm hiệu quả ít ai biết

Kết luận

Trên đây là các thông tin Đá gà campuchia 360 chia sẻ về ổ gà đẻ thông minh với các kiến thức hữu ích kèm theo. Hi vọng qua bài viết chia sẻ này, bà con biết được kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng sai quả, tăng năng suất và cải thiện kinh tế của gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *