Cắt mỏ gà đúng kỹ thuật, an toàn và đem lại hiệu quả kinh tế

Cắt mỏ gà là biện pháp hữu hiệu, khắc phục hiện tượng gà đánh nhau, mổ ăn lông, ăn thịt nhau… Tuy nhiên, kỹ thuật cắt mỏ cho gà cần thực hiện đúng cách và quy trình để không ảnh hưởng tới sự phát triển của gia cầm. 

Vì sao phải cắt mỏ gà?

Cắt mỏ gà có tác dụng gì? Đây là việc làm cần thiết, nhất là các trang trại với quy mô lớn, đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời như sau:

Hạn chế và tránh tình trạng đàn gà cắn mổ nhau

Gà con trong giai đoạn từ 16-20 ngày tuổi đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng cắn mổ, ăn lông lẫn nhau. Tình trạng này thường xảy ra ở các trang trại nuôi gà số lượng lớn, có thể do việc tranh giành thức ăn hay do vật nuôi bị stress…

Gà cắn mổ nhau trên cơ thể xuất hiện nhiều vết thương, trông rất mất thẩm mỹ. Khi đó, chủ chăn nuôi sẽ thiệt hại về kinh tế, có thể bị thương lái ép giá hoặc gà chết. 

Cắt mỏ gà hạn chế tình trạng đàn gà cắn mổ nhau gây thương tích
Cắt mỏ gà hạn chế tình trạng đàn gà cắn mổ nhau gây thương tích

Cắt mỏ cho gà còn giúp gia cầm mổ thức ăn hiệu quả hơn 

Có thể bạn chưa biết, phần mỏ trên của gà có chức năng để mổ thức ăn. Còn phần mỏ dưới lại có nhiệm vụ nâng đỡ thức ăn. Tuy nhiên, mỏ trên của gà được cấu thành dày, cứng gây bất tiện cho việc mổ, gắp thức ăn và rơi vãi ra ngoài nhiều. Vì thế, để gia cầm mổ thức ăn hiệu quả và tránh tình trạng lãng phí cần tiến hành cắt mỏ gà là điều hợp lý. 

Thêm một lý do cần cắt mỏ là tránh tình trạng gà mổ trứng, mổ con non, gây thiệt hại kinh tế cho chủ chăn nuôi. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đây còn là cách giúp đàn gà lớn nhanh và khỏe mạnh. 

Cắt mỏ gà giúp gia cầm mổ thức ăn hiệu quả hơn tránh tình trạng rơi vãi trên nền chuồng
Cắt mỏ gà giúp gia cầm mổ thức ăn hiệu quả hơn tránh tình trạng rơi vãi trên nền chuồng

Thời điểm nào nên thực hiện cắt mỏ ở gà?

Cắt mỏ cho gà càng sớm thì không tốt, lúc này vật nuôi còn quá non, sẽ không đủ sức khỏe để mổ thức ăn. Còn cắt quá muộn thì mỏ gà đã hình thành lớp sừng, rất cứng, gây khó khăn cho thao tác cắt. Vậy thời điểm nào thích hợp để thực hiện việc cắt mỏ gà?

Giai đoạn 1: Gà bao nhiêu ngày thì cắt mỏ? Khi gà con đạt được 12 ngày tuổi, tầm này mỏ gà mềm và dễ cắt. Đồng thời cắt độ tuổi này không gây chảy máu, gà không bị stress, không ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Giai đoạn 2: Sau khi gà con đạt được 1 tháng tuổi, cần cắt sâu hơn 1/3 chiều dài mỏ, qua phần sừng, để gà không mọc mỏ nữa. 

Khi thực hiện cắt mỏ gà ở nhiệt độ 21-27 độ là phù hợp. Nhiệt độ cao hơn 30 độ, không nên tiến hành cắt mỏ, như vậy gà dễ bị kích thích chảy máu, ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi. Và nhiệt độ dưới 15 độ C không nên cắt mỏ dễ gây đau đớn cho vật nuôi. Một lưu ý nữa là, trước khi cắt mỏ cho gà nên để gia cầm nhịn đói trước 4 giờ đồng hồ và cho vật nuôi uống vitamin K để không bị chảy máu.

Khi gia cầm được 12 ngày tuổi nên thực hiện kỹ thuật cắt mỏ gà
Khi gia cầm được 12 ngày tuổi nên thực hiện kỹ thuật cắt mỏ gà

Hướng dẫn kỹ thuật cắt mỏ ở gà hợp lý và đúng cách 

Hiện nay, cắt mỏ cho gà được tiến hành theo 2 cách, đó là thủ công truyền thống và dùng máy cắt chuyên dụng. Tùy theo nhu cầu mà bà con lựa chọn kỹ thuật cắt cho phù hợp, để gà không bị chảy máu, đau đớn.

Cắt mỏ cho gà bằng phương pháp thủ công truyền thống

Để thực hiện kỹ thuật này, bà con cần chuẩn bị:

  • 1 chiếc dao rộng khoảng 3cm, bề dày khoảng 1,5 mm, lưỡi dao sắc, độ dài của lưỡi dao khoảng 25 cm. 
  • 1 tấm thớt đã được vô trùng, sát khuẩn dùng để làm tấm kê. 
  • 1 lò nấu than hoặc 1 bếp củi. 
  • 1 đôi găng tay cho người thực hiện việc cắt mỏ gà. 

Phương pháp cắt mỏ gà thủ công được tiến hành như sau:

  • Nung lưỡi dao trên lò than. Kế đến, đặt tấm kê cho thuận tay với người thực hiện. 1 người bắt gà và cố định chân và cánh gà bằng hai tay. 
  • Người thực hiện dùng tay trái nắm lấy cổ gà, ngón tay cái và ngón tay trỏ cố định mỏ gà. 
  • Sau đó, áp đặt phần dưới mỏ lên tấm kê sao cho miệng gà khít lại. Mục đích của thao tác này là để lưỡi gà không bị thương tích khi cắt mỏ. 
  • Tay phải nắm chặt cán dao, đặt lưỡi dao lên điểm cắt đã định ở phần trên của mỏ. Lưỡi dao cắt nghiêng 1 góc 60 độ so với mặt tấm kê. Tay cầm cán dao, ấn lưỡi dao xuống từ từ và mỏ được cắt đứt. 
  • Tiếp tục, cà mặt lưỡi dao trong vài giây tiếp theo để tạo một lớp sừng vẩy nhằm mục đích không cho máu bị chảy ra.
  • Tiến hành kiểm tra mỏ gà lần cuối sau khi cắt. Nếu vết cắt khô, không có tình trạng chảy máu thì cho vật nuôi vào chuồng. Trường hợp, còn chảy máu thì dùng dao hơ nóng trên bếp than thêm lần nữa và tiến hành cà lại vết cắt.

Với phương pháp cắt mỏ gà thủ công đem lại hiệu quả thấp. Kỹ thuật này giúp cho mỏ gà dễ bị dập, vật nuôi dễ bị đau, ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển. 

Chưa kể tới, cắt mỏ cho gà bằng thủ công tốn rất nhiều công sức và thời gian. Thêm vào đó, nếu cắt mỏ xấu, dễ bị thương lái ép giá, ảnh hưởng tới kinh tế. Ngoài ra, phương pháp này không thể thực hiện cho đàn gà có số lượng lớn. 

Lưu ý: Có thể thay dao thành kéo hoặc kìm cắt mỏ ở gà. 

Cắt mỏ gà bằng máy chuyên dụng

So với cách truyền thống, cắt mỏ cho gà bằng máy chuyên dụng được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng. Rất đơn giản, chỉ cần lắp lưỡi dao vào máy, kết nối với nguồn điện ổn định, rồi bật máy cho lưỡi dao đỏ 30 giây. Lúc này đưa mỏ gà vào lỗ và tiến hành cắt mỏ.

Việc dùng máy chuyên dụng cắt mỏ cho gà đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng và phù hợp cho các trang trại nuôi gia cầm số lượng lớn. Tuy nhiên, cách này yêu cầu người thực hiện phải nắm rõ nguyên tắc để đảm bảo việc cắt mỏ cho gà được chuẩn xác và an toàn. 

Dùng máy chuyên dụng để cắt mỏ gà đem lại hiệu quả cao rất phù hợp cho mô hình nuôi gia cầm số lượng lớn

Xem thêm:

Cách tắm gà đá đúng kỹ thuật diệt vi khuẩn và lông dài mượt mà

Nguyên nhân và cách trị bệnh gà con ủ rũ đem lại hiệu quả cao

Một số lưu ý trước và sau khi cắt mỏ cho gà

Bà con nên chọn buổi tối là thời điểm mát mẻ và thích hợp để cắt mỏ, giúp cho gà không bị stress, căng thẳng. Trước và sau khi cắt mỏ, bà con nhớ cho gà uống thuốc bổ và thuốc hạ sốt. 

Khi thực hiện cắt mỏ cần tiến hành lúc gà khỏe mạnh, tránh trùng lịch tiêm vắc xin định kỳ. Gà xuất hiện hiện tượng bỏ ăn sau khi cắt mỏ do bị đau là chuyện thường tình. Vì thế, bà con không cần phải lo lắng đến vậy. Để tăng cường sức đề kháng cho gia cầm, chủ chăn nuôi bổ sung vitamin K, vitamin tổng hợp để vật nuôi hồi phục sức khỏe nhanh chóng. 

Khi thực hiện cắt mỏ gà cần tránh lịch tiêm vắc xin chỉ tiến hành khi gia cầm khỏe mạnh
Khi thực hiện cắt mỏ gà cần tránh lịch tiêm vắc xin chỉ tiến hành khi gia cầm khỏe mạnh

Sau khi cắt mỏ xong, hãy cho gà ăn theo chế độ tự do trong vòng 1 tuần. Thức ăn nên đổ đầy trong máng, để cho mỏ gà không chạm đáy, ảnh hưởng tới vết thương. Trong tuần đầu tiên sau khi cắt mỏ nên giữ cho gà yên tĩnh, tránh đuổi bắt làm xáo động. 

Nên có kế hoạch phân lô, để gà không bị xô đẩy nhau. Nhiều trường hợp bà con không để ý hoặc không quan tâm tới khía cạnh này nên gà bị đè lên nhau, tranh giành thức ăn dẫn tới bị vết thương ở mỏ càng nặng hơn và thậm chí là chết vật nuôi. 

Kết luận

Trên đây là các thông tin Dagacampuchia360 chia sẻ về phương pháp cắt mỏ gà kèm theo các kiến thức hữu ích. Trong chăn nuôi với quy mô lớn, hiện tượng cắn mổ nhau là điều hiển nhiên. Tùy theo điều kiện, nhu cầu mà bà con áp dụng kỹ thuật thủ công hay máy chuyên dụng để cắt mỏ cho gia cầm, miễn sao đảm bảo độ an toàn cho vật nuôi. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *