Mô hình nuôi gà trên sân thượng được nhiều gia đình đô thị áp dụng

Nuôi gà trên sân thượng đang là mô hình chăn nuôi thịnh hành được nhiều hộ gia đình áp dụng. Vậy hình thức này là gì, ưu điểm ra sao, cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây. 

Thắc mắc có nên nuôi gà ở sân thượng hay không?

Ở các gia đình thành phố, diện tích khiêm tốn nhưng lại muốn cung cấp thực phẩm sạch để phục vụ cho các thành viên nên đã áp dụng mô hình nuôi gà trên sân thượng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết có nên thực hiện hình thức nuôi gà như vậy hay không? Thực sự, nếu bạn muốn nuôi gà trên sân thượng thì hoàn toàn có thể, chỉ cần nắm rõ cách thức chăm sóc và biết cách giữ vệ sinh thì có thể tự cung ứng nguồn thịt sạch cho cả nhà. 

Ưu điểm và nhược điểm khi nuôi gà ở sân thượng 

Tất nhiên khi lựa chọn cách nuôi gà trên sân thượng thì sẽ có các điểm lợi và bất lợi đi kèm. Đó là:

Ưu điểm 

  • Nuôi gà nhốt chuồng trên sân thượng tiết kiệm được khoảng không bị bỏ trống. 
  • Cung cấp nguồn thịt gà sạch, trứng sạch tự nhiên cho bữa ăn của cả gia đình. 
  • Đây là mô hình nuôi nhốt tiện lợi, gọn nhẹ và không chiếm nhiều diện tích. 
  • Có thể tận dụng thức ăn thừa của gia đình để cho gà ăn. 
  • Chủ gia đình có thể tận dụng chất thải của gà làm phân bón để trồng rau sạch tại nhà. 
  • Trên sân thượng thì phù hợp với việc nuôi gà Đông Tảo, gà đẻ và gà thịt… 
Ưu điểm và nhược điểm khi nuôi gà ở sân thượng 
Ưu điểm và nhược điểm khi nuôi gà ở sân thượng

Nhược điểm 

Ngoài các ưu điểm được liệt kê ở trên, nuôi gà trên sân thượng vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm.

  • Diện tích sân thượng bị hạn chế, do đó chỉ phù hợp nuôi gà số lượng ít.
  • Nuôi gà ở sân thượng là hình thức nuôi nhốt, nên vật nuôi không tự do di chuyển như gà thả vườn. Vì thế mà thịt gà thường không ngon. 
  • Gà nuôi trên sân thượng dễ nhiễm bệnh, do càng lên cao nhiệt độ càng giảm, nên thân thể gà bị nhiễm lạnh. Vì thế, cần phải tiêm phòng đầy đủ, nếu không gà dễ nhiễm bệnh và chết là điều tất yếu. 
  • Chưa kể tới, còn ảnh hưởng tới hàng xóm, dễ bị phàn nàn nếu vệ sinh chuồng gà không đúng cách, mùi hôi thối phát tán xung quanh, cản trở chất lượng môi trường sống. 

Hướng dẫn cách nuôi gà trên sân thượng đạt hiệu quả cao

Như đã đề cập ở trên, gà nuôi trên sân thượng chủ yếu là mùi hôi xử lý không đúng cách, ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Sau đây, bài viết sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm nuôi gà ở sân thượng “chuẩn bài” đem lại hiệu quả cao. 

Chuẩn bị chuồng để nuôi gà

Gà nuôi trên sân thượng phù hợp với mô hình nuôi nhốt. Nếu bạn nuôi thả, chắc chắn vật nuôi sẽ bay nhảy lung tung, nhiều con bay sang tận nhà bên cạnh hoặc rơi xuống đất, thiệt hại về kinh tế. Vì thế, khi thực hiện nuôi gà trên sân thượng, bạn cần thiết kế chuồng trại cho phù hợp. Nên chọn chuồng lưới có sàn cao là hợp lý. 

Khi lắp chuồng, phần dưới sàn nên đổ thêm một lớp cát để chân gà không bị khô. Đồng thời, cát còn giảm mùi hôi từ phân và nước tiểu của gà, dễ dàng trong khâu vệ sinh, dọn dẹp. 

Cách thiết kế chuồng gà trên sân thượng rất đơn giản, có thể dùng gỗ làm khung, rồi sử dụng lưới quây quanh, tiết kiệm chi phí. Còn không thì làm chuồng từ thép, được đánh giá chắc chắn và gọn nhẹ. 

Tốt nhất, trong chuồng nuôi gà trên sân thượng chia thành nhiều ô, mỗi ô chứa 2-3 con gà. Nên để trống 1, 2 ô để chứa vật nuôi nhiễm bệnh, cách ly với gà khỏe. Trong cùng một ô không nên nuôi gà nhiều, hạn chế tình trạng cắn mổ lẫn nhau. 

Ngoài ra, chuồng gà phải thông thoáng, trang bị thêm hệ thống rèm che, để che nắng mưa hiệu quả, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Cần bố trí máng ăn và máng uống cho gà hợp lý. 

Thiết kế chuồng nuôi gà trên sân thượng đúng chuẩn chia thành nhiều ô khác nhau
Thiết kế chuồng nuôi gà trên sân thượng đúng chuẩn chia thành nhiều ô khác nhau

Xem thêm:

Nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ – Hình thức kinh doanh hiệu quả và bền vững

Cách chọn gà chọi con đúng chuẩn, có tố chất trở thành chiến kê

Vị trí đặt chuồng gà 

Mỗi nhà thì diện tích phần sân thượng sẽ khác nhau. Khi đặt hướng chuồng trên sân thượng phải đáp ứng được tiêu chí dễ dàng, tiện lợi cho việc sinh hoạt, bố trí nơi gió ít thổi qua. Điều này, tránh được gió thổi mùi hôi khó chịu sang nhà hàng xóm và lan xuống nhà người nuôi. 

Sử dụng đệm lót sinh học cho chuồng gà

Cách nuôi gà trên sân thượng không hôi, chủ chăn nuôi có thể sử dụng đệm lót sinh học. Đây là loại dùng để hứng phân và nước tiểu của gà, giữ vệ sinh cho chuồng, đồng thời tiêu diệt các mầm bệnh tiềm ẩn cho vật nuôi.  

Chủ chăn nuôi có thể thực hiện đệm lót sinh học bằng cách dùng mùn cưa hoặc vỏ trấu, sau đó rắc men vi sinh ủ mùi. Đệm lót có thể sử dụng trong suốt quá trình chăn nuôi, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho bà con. 

Trồng cây xanh xung quanh chuồng gà trên sân thượng

Không phải ngẫu nhiên mà người ta trồng cây, nuôi gà ở sân thượng, tất cả đều có dụng ý cả. Bà con chăn nuôi có thể tận dụng chất thải của gà để làm phân bón cho cây xanh. Cây xanh không chỉ tốt mà còn có công dụng hạn chế mùi hôi từ phân gà, lọc không khí sạch sẽ. 

Bên cạnh trồng cây xanh, bà con có thể kết hợp trồng thêm rau xanh. Vừa có thịt gà sạch vừa có rau xanh không phun thuốc trừ sâu đem lại món ăn ngon, giàu dinh dưỡng cho cả nhà. Việc trồng rau nuôi gà trên sân thượng giúp hộ gia đình tiết kiệm được một khoản chi phí hàng tháng. 

Nuôi gà trên sân thượng kết hợp trồng rau xanh quả là tuyệt vời
Nuôi gà trên sân thượng kết hợp trồng rau xanh quả là tuyệt vời

Cung cấp dinh dưỡng cho gà 

Việc nuôi gà trên sân thượng nguồn thực phẩm rất quan trọng, giúp cho vật nuôi sinh trưởng tốt. Thức ăn cho gà trên sân thượng loại ủ chua là tốt nhất. Không chỉ kích thích sự thèm ăn ở vật nuôi mà còn giúp phân giải chất hữu cơ tốt nhất, từ đó gà hấp thụ tốt, sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa thức ăn ủ chua còn giúp cho chất thải của gà hạn chế mùi hôi. 

Sau đây, bài viết sẽ chia sẻ cách lên men thức ăn cho gà, chủ chăn nuôi có thể áp dụng. Đó là:

  • 4 kg bột bắp (hoặc cám gạo) trộn đều với ½ kg men. 
  • Cho 100 lít nước sạch vào hỗn hợp trên và khuấy đều trong 1 tiếng đồng hồ. 
  • Tiếp tục cho 96kg bột bắp (hoặc cám gạo) còn lại vào thùng nước men vừa thực hiện ở trên.
  • Sau đó, để hỗn hợp bột ngoài không khí 4-5 tiếng đồng hồ, rồi mới đậy nắp thùng lại. Để quá trình lên men tốt, đảm bảo, bà con nên để thùng men ở nơi đông ấm, hạ mát trong nhà. 
  • Mùa hè thì chỉ cần lên men thức ăn khoảng 2 ngày là hợp lý. Bằng cách kiểm tra thức ăn có mùi thơm và hơi chua nhẹ là đạt chuẩn. 
  • Để tránh nấm mốc nổi lên, chủ chăn nuôi nhớ đậy kín thùng thức ăn của gà

Ngoài ra, bà con còn cung cấp cho gà các dưỡng chất thiết yếu khác như protein, cacbonat, cacbohidrat, khoáng chất, vitamin và men vi sinh để vật nuôi khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và chống lại bệnh tật. 

Nuôi gà trên sân thượng cung cấp đủ chất dinh dưỡng để vật nuôi sinh trưởng khỏe mạnh
Nuôi gà trên sân thượng cung cấp đủ chất dinh dưỡng để vật nuôi sinh trưởng khỏe mạnh

Phòng bệnh cho gà 

Ngoài cung cấp dưỡng chất, chủ chăn nuôi cũng phải tiến hành phòng bệnh cho gà trong quá trình chăn nuôi. Nuôi gà trên sân thượng chủ yếu nuôi nhốt nên ít tiếp xúc ánh nắng do đó sức đề kháng sẽ yếu hơn so với gà thả vườn. Vì thế, bà con cần theo dõi và tiến hành tiêm vắc xin đầy đủ cho gà. 

Bên cạnh đó, định kỳ nhớ dọn dẹp, vệ sinh chuồng nuôi, cũng như làm sạch dụng cụ máng ăn, máng uống cho gà. Nếu không vi khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở trong môi trường sống, tấn công vào thân thể vật nuôi làm cho gà mắc bệnh và chết là điều hiển nhiên. 

Kết bài

Nuôi gà trên sân thượng là một ý tưởng tuyệt vời được nhiều hộ gia đình ở đô thị áp dụng và thực hiện. Dagacampuchia360 Hi vọng qua bài viết chia sẻ này giúp bạn có được kinh nghiệm nuôi gà ở sân thượng để có được nguồn thực phẩm sạch phục vụ cho các thành viên của gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *