Kỹ thuật đổ gà đá tạo đời con có bộ gen vượt trội 

Kỹ thuật đổ gà đá là phương pháp rất quan trọng, được sư kê áp dụng để tạo ra một chiến kê vừa đẹp vừa đá tốt. Tuy nhiên trong quá trình lai tạo, nếu người chăn nuôi không tính toán kỹ dễ tạo ra giống gà không ưng ý.

Vậy phương pháp đổ gà nào quan trọng, cùng tham khảo bài viết Đá gà campuchia 360 chia sẻ dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích. 

Kỹ thuật đổ gà đá bằng cách lai cận huyết 

Lai cận huyết là phương pháp ghép những con gà có chung dòng máu với nhau như cha, mẹ, anh, em… Mục đích của kỹ thuật này là định hình những gen đồng hợp. 

Với phương pháp này cho lai những con gà có cùng huyết thống tỷ lệ xuất hiện gen đồng hợp khá cao. Tuy nhiên kỹ thuật đổ gà đá bằng cách lai cận huyết lại có các điểm bất cập:

  • Gà con dễ mang dị vật. 
  • Gà con chết non.
  • Gà con có hệ miễn dịch yếu, kém. 

Bất chấp mọi sự rủi ro về việc lai cận huyết để tạo ra cá thể gà xuất sắc về mặt di truyền. Ở kỹ thuật đổ gà đá lai cận huyết được chia thành 3 trường hợp, đó là:

Phép lai cận huyết nhẹ: Cách lai tạo giữa gà bố mẹ là anh em họ hàng với nhau, tỉ lệ 6.3%.

Kỹ thuật đổ gà đá bằng phương pháp lai cận huyết được nhiều sư kê áp dụng
Kỹ thuật đổ gà đá bằng phương pháp lai cận huyết được nhiều sư kê áp dụng

Phép lai cận huyết vừa: Đây là cách lai tạo gà F1 chiếm tỉ lệ 12,5%. Nghĩa là:

  • Lai giữa hai con gà có khoảng cách 3 đời, có quan hệ ông cháu hoặc bà cháu. 
  • Lai giữa hai con gà có khoảng cách 2 đời, có quan hệ bác trai – cháu gái hoặc bác gái – cháu trai. 
  • Lai giữa hai cá thể gà anh em cùng mẹ khác cha hoặc ngược lại. 

Phép lai cận huyết sâu: Lai tạo giữa hai cá thể cùng một bầy, có quan hệ anh em ruột thịt với nhau. Cách đổ gà trùng huyết này chiếm tỉ lệ 25%. Kỹ thuật này yêu cầu người chăn nuôi phải am hiểu, tính toán kỹ lưỡng để tránh rủi ro. Gà con sau khi áp dụng phương pháp này dễ bị dị tật. Mặc dù dị tật nhưng gà con rất khỏe mà lại đá hay. 

Phương pháp đổ gà đá bằng kỹ thuật lai xa

Ngoài lai cận huyết thì kỹ thuật đổ gà đá còn có phương pháp lai xa. Đây là công thức đổ gà giữa 2 cá thể không có bất cứ mối quan hệ huyết thống nào với nhau. Mục đích của kỹ thuật này tạo ra gà con tốt, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về nguồn gen. Các phép lai xa gà bao gồm:

Lai trực tiếp 

Giữa hai giống gà thuần chủng cho lai với nhau để có được đời con mang đặc tính của gà cha và gà mẹ. Phương pháp kỹ thuật đổ gà đá lai xa trực tiếp được người chăn nuôi áp dụng phổ biến. Đặc biệt trong việc giữ nguồn gen thuần chủng của giống gà chọi Mỹ được sư kê sử dụng phép lai này.

Lai xa ba dòng 

Kỹ thuật đổ gà đá bằng cách lai xa ba dòng tạo ra gà con có đặc điểm ba giống đặc trưng
Kỹ thuật đổ gà đá bằng cách lai xa ba dòng tạo ra gà con có đặc điểm ba giống đặc trưng

Lai xa ba dòng được hiểu đơn giản như sau: gà bố hoặc gà mẹ là giống lai, được người chăn nuôi ghép đôi với giống gà thuần chủng. Khi ra đời, gà con có đặc điểm của ba giống gà. 

Lai bốn dòng

Ở phương pháp lai bốn dòng có nghĩa rằng, gà bố và gà mẹ đều là gà lai tạo. Khi cả hai được phối với nhau, cho ra gà con hội tụ đặc điểm của 4 giống gà. 

Tuy nhiên, ở kỹ thuật đổ gà đá này chiếm nhiều rủi ro, bởi các tính trạng xấu có thể quy tụ lại một con gà. Nhìn chung ở các phương pháp đổ gà đá, anh em sư kê cần tính toán cho hợp lý để tạo ra gà con có tố chất khỏe mạnh, sức khỏe tốt, đề kháng cao… 

Các kỹ thuật đổ gà đá khác 

Bên cạnh các phương pháp được chia sẻ ở trên, còn có các kỹ thuật lai khác, được người chăn nuôi áp dụng phổ biến. Đó là:

Phương pháp lai dựa (hay còn gọi là lai phụ thuộc)

Cũng giống như phương pháp lai xa, nhưng kỹ thuật lai phụ thuộc chỉ dùng một dòng. Trong suốt quá trình lai tạo giống chỉ lấy duy nhất một nguồn gà. 

Theo các chuyên gia trong nghề đánh giá, phương pháp này có ưu điểm cải thiện các tính trạng tốt của dòng gà. Nhưng lại phụ thuộc vào một giống gà duy nhất, nên cũng chứa nhiều rủi ro. 

Phương pháp lai tự nhiên (hay còn gọi là lai quần)

Thực sự đây là phương pháp mà người lai tạo dường như không cần bàn bạc đến kỹ năng hay kinh nghiệm. Trong đàn gà nuôi nhốt, chúng sẽ tự giao phối tự nhiên với nhau.

Lai tự nhiên là kỹ thuật đổ gà đá không cần nhiều kinh nghiệm và năng lực
Lai tự nhiên là kỹ thuật đổ gà đá không cần nhiều kinh nghiệm và năng lực

Để đạt kết quả tốt, người chăn nuôi nên phân phối giống gà theo tiêu chuẩn 10 gà mái – 1 gà trống. Còn quy mô rộng hơn thì tỷ lệ 20 gà trống lai tạo trên 180-200 con gà mái. 

Phương pháp lai cuốn 

Theo chuyên gia, đây là phương pháp phân chia nhóm để lai tạo. Người chăn nuôi có thể lai gà mái tơ với gà trống trưởng thành và ngược lại. Ở kỹ thuật này làm cho nguồn gen của gà được đa dạng về sau, áp dụng phương pháp này nên sử dụng tỉ lệ 1 trống – 10 mái. Thế nhưng, lai cuốn chỉ phù hợp cho gà để lấy thịt, còn gà đá thì không hợp lý. 

Một số bí quyết trong kỹ thuật đổ gà đá, anh em sư kê nên biết 

Tới đây chắc chắn, anh em trong nghề đã biết các phương pháp đổ gà đá. Tuy nhiên cần bỏ túi một số bí quyết trong việc lai tạo để được giống gà chiến tốt mỗi khi ra trận. 

Tuyển chọn gà mái nòi đạt chuẩn

Ông bà xưa có câu “Nhất thủ, nhị vĩ, tam hình, tứ túc”, nghĩa là chọn gà để đúc cựa phải đạt tiêu chuẩn:

  • Thân hình săn chắc. 
  • Ngực nhỏ, lườn thẳng. 
  • Cổ to, khỏe.
  • Mặt lanh, linh hoạt. 
  • Ngón chân dài và khỏe. 
  • Vảy phải đều đặn cả hai hàng. 
  • Màu vảy phải sáng. 

Ngay từ lúc đầu khắt khe trong việc chọn giống thì khả năng cao gà con sẽ được gen tốt, đạt các tiêu chuẩn theo mong muốn. 

Hướng dẫn cách chăm gà con sau khi đổ thành công 

Với những gà mái nòi sau thời gian lựa chọn, chăm sóc kỹ lưỡng, khoảng 7-8 tháng là chịu trống. Khi tiến hành kỹ thuật đổ gà đá, người chăn nuôi nên chọn gà trống đáp ứng được tiêu chuẩn thân hình săn chắc, cao to lực lưỡng, khỏe mạnh… nếu có thành tích thi đấu thì càng tốt. 

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, lứa đầu tiên gà con không nên nuôi đá, hãy đợi tới lứa thứ 2. Lúc này, gà mái cho ra con tốt hơn. So với trứng gà tàu, thì trứng gà nòi không to nhưng vỏ dày hơn. 

Một đợt thì gà mái được 7-8 quả trứng. Nếu số lượng trứng nhiều hơn, thì đó là gà mái lai. Hãy để cho gà mẹ tự ấp trứng và chăm sóc con. Người chăn nuôi đừng can thiệp sâu với những trứng chưa nở, chỉ hỗ trợ khi trứng nở là tốt nhất. 

Chuồng trại và thức ăn cho gà

Sau khi đã lai tạo giống thành công kỹ thuật đổ gà đá, người chăn nuôi cần đảm bảo hệ thống chuồng trại đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu, đó là an toàn và đủ ấm cho gà con. Để tạo môi trường sinh sống tốt, chuồng trại cần thay và vệ sinh thường xuyên, phun thuốc sát khuẩn. 

Sau khi thực hiện xong kỹ thuật đổ gà đá sư kê cần quan tâm tới chuồng trại chăn nuôi
Sau khi thực hiện xong kỹ thuật đổ gà đá sư kê cần quan tâm tới chuồng trại chăn nuôi

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho gà mẹ và gà con rất quan trọng, anh em sư kê cần chú ý và quan tâm. Đường tiêu hóa của gà con sau khi thực hiện phương pháp đổ gà đá rất yếu, bạn không được chủ quan, lên thực đơn, chế độ ăn phù hợp. 

Xem Thêm: Cách vần gà chọi non bất bại trên sàn đấu, đánh đâu thắng đó

Xem Thêm: Cách chăm sóc gà bị cựa – Những điều bạn cần biết

Kết Luận

Trên đây là các thông tin chia sẻ về kỹ thuật đổ gà đá với các kiến thức hữu ích kèm theo. Cho dù là phương pháp nào đi chăng nữa, mục đích hướng đến vẫn là tạo ra gà con chất lượng, hội tụ các tố chất của một chiến kê bất bại trên sàn thi đấu.

Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ tồn tại các nhược điểm, anh em sư kê cần tính toán kỹ lưỡng và độ chính xác khi tiến hành lai giống. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *