Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị gà há miệng thở 

Gà há miệng thở là biểu hiện liên quan tới hệ hô hấp ở vật nuôi. Có thể do gà cảm thấy khó thở vì cổ họng nhiều đờm hoặc ngứa… hay vi khuẩn tấn công. Muốn hiểu sâu hơn về căn bệnh của hệ hô hấp này, cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây để nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị để vật nuôi nhanh chóng khỏe mạnh và hồi phục. 

Nguyên nhân làm cho gà há miệng thở

Há miệng thở là một trong các bệnh lý thường gặp ở gà. Nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng cho vật nuôi, cơ quan nội tạng bị phá hủy, nguy hiểm hơn là tử vong. Sau đây là nguyên nhân dẫn tới việc gà mắc bệnh:

Gà há miệng thở là do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale tấn công
Gà há miệng thở là do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale tấn công

Nguyên nhân trực tiếp

Gà há miệng thở do cơ thể nhiễm vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale. Khi vi khuẩn tấn công gà, nếu cơ thể vật nuôi không đủ sức đề kháng thì sẽ mắc bệnh. 

Chủng loại vi khuẩn này ký sinh và sống trong môi trường ẩm ướt và không sạch sẽ. Thông thường, bệnh diễn ra trên thân thể gà con. Do hệ miễn dịch của gà con chưa được hoàn thiện. 

Nguyên nhân gián tiếp

Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp thì có nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh gà há miệng thở. Vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong môi trường có trứng giun sán, phân gà, thức ăn ôi thiu, hoặc nhập giống gà bệnh… cũng là lý do làm cho gà bị nhiễm bệnh đường hô hấp. 

Nguyên nhân do bệnh lý

Chưa kể tới, gà mắc sẵn bệnh lý nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng gà há miệng thở. Đó là:

Gà há miệng thở có thể do cơ thể mắc bệnh gà rù
Gà há miệng thở có thể do cơ thể mắc bệnh gà rù

Bệnh hen CRD: Đây là căn bệnh được gây ra bởi vi khuẩn Mycoplasma gallspicum trên thân thể gà. Nếu chẳng may gà mắc bệnh CRD kèm bệnh Ecoli thì làm cho gà mái có khả năng sinh sản kém, tỷ lệ trứng giảm sút, nếu để lâu tình trạng hen khó thở tăng. 

Trong lòng ống khí quản, phế quản của gà sẽ có các cục casein màu vàng nhạt. Chưa kể tới, phổi gà bị viêm nhiễm, có chứa dịch, túi khí mờ đục, có bọt khí… 

Bệnh nấm phổi Aspergillus fumigatus: Với các gà con dưới 3 tháng tuổi thường mắc căn bệnh này và tỷ lệ chết hơn 80%. Phổi của gà có những hạt màu trắng xám hoặc màu vàng, tiến hành phá hoại mô bào và ảnh hưởng tới hệ hô hấp của vật nuôi, dẫn tới kém ăn, khó thở, nhịp thở tăng… 

Bệnh gà rù: Theo các chuyên gia thú y, gà há miệng thở khả năng cao vật nuôi mắc bệnh gà rù. Bệnh gà rù là căn bệnh nguy hiểm, được lây từ vi khuẩn Newcastle thuộc nhóm Paramyxovirus. 

Mùa đông là thời điểm thuận lợi để bệnh xâm nhập và tấn công vật nuôi. Nhiệt độ thấp và độ ẩm tăng cao là điều kiện để bệnh lây lan tốc độ nhanh. Khi nhiễm bệnh, gà có triệu chứng lâm sàng về hô hấp như hắt hơi, khó thở, chảy nước mũi, ho…

Bệnh ILT: Ở những con gà có độ tuổi từ 4 tới 18 tháng tuổi đều có khả năng mắc bệnh ILT. Đây là bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm và do vi khuẩn Laryngotracheitis gây ra. Virus này ảnh hưởng tới đường hô hấp, làm cho gà thở khó, thở khò khè rồi chết. Do trong khí quản của gà có chứa chất dịch viêm ở dạng đông đặc.

Triệu chứng nhận biết chứng gà há miệng thở 

Triệu chứng nhận biết gà há miệng thở là cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn
Triệu chứng nhận biết gà há miệng thở là cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn

Sau đây, để nhận biết gà thở bằng miệng, bà con có thể chú ý và quan tâm tới triệu chứng như sau:

  • Gà chán ăn, ủ rũ và cân nặng bị giảm sút không rõ lý do. 
  • Cơ thể gà bắt đầu sưng phù, việc đi lại khó khăn. 
  • Gà khó thở, thở khò khè. Lúc này, thành khí quản đã bị đông đặc do dịch nhầy. 
  • Bên cạnh đó, xoang mũi và mắt xuất hiện các chất dịch nhầy đông đặc. 
  • Cổ họng và phổi nhiễm nấm, nhìn cảm giác như nổi mốc. 
  • Gà đi ngoài có phân màu xanh và trắng. Gà bị tiêu chảy, để ý có dịch nhầy như đờm.
  • Gà mất tinh thần, mắt lờ đờ và lim dim, thường hay tách biệt đàn, đi riêng lẻ.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh gà há miệng thở

Tới đây chắc chắn bạn đã có được các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gà thở bằng miệng. Tiếp theo bài viết chia sẻ cách điều trị chứng bệnh này. Đó là:

Gà há miệng thở do nhiễm bệnh CRD

Ở trường hợp này, người chăn nuôi có thể cho gà uống Oxytetracylin + Tylan. Tuy nhiên, khi cho gà uống, bạn chỉ nên sử dụng 1/2 liều lượng, để cơ thể gà thích ứng. 

Ngoài ra, chủ trang trại có thể bổ sung cho gà một số thuốc bổ trợ như vitamin C, vitamin tổng hợp, thuốc trợ lực và thuốc trợ sức nhằm mục đích tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó cũng nên dọn dẹp chuồng trại cho gà sạch sẽ, để hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy mầm. 

Hướng dẫn điều trị gà há miệng thở do nấm phổi xâm nhập

Để chữa bệnh gà há miệng thở dốc, người chăn nuôi cần dùng các loại thuốc đặc dụng để trừ nấm phổi ở gà. Có thể ra tiệm thuốc thú y mua Brilliant Green, Crystal-violet, Iodua-kali 0,8%  rồi thực hiện theo sự chỉ dẫn trên bao bì để phát huy công dụng. 

Gà há miệng thở do viêm nhiễm phổi chữa trị bằng cách dùng thuốc đặc trị
Gà há miệng thở do viêm nhiễm phổi chữa trị bằng cách dùng thuốc đặc trị

Ngoài ra, cho vật nuôi uống thêm kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh như: Terramycin, Amphotericin B, Nystatin, Mycostatin. Bên cạnh đó để sức lực và sức đề kháng của gà tăng, chủ trang trại có thể cho vật nuôi sử dụng SG.B.COMPLEX pha theo tỷ lệ 2-3g/ 1 lít nước rồi cho gà uống. Hoặc pha tỷ lệ 1 gam MULTI – VITAMIN với 1 lít nước, khuấy đều rồi cho gà uống để hồi phục sức khỏe. 

Điều trị hiệu quả chứng gà há miệng thở do nhiễm bệnh gà rù 

Khi vật nuôi mắc bệnh gà rù, chủ chăn nuôi dùng thuốc Newcastle giúp cho gà hạn chế tình trạng tử vong trong vòng 1-2 ngày. Bên cạnh đó, khi phát hiện ổ bệnh gà rù, để hạn chế mức thiệt hại, bà con nhớ sử dụng vắc xin Newcastle để gà nhanh khỏi bệnh, một liều thuốc trợ lực hiệu quả. 

Điều trị chứng gà há miệng thở do mắc bệnh ILT 

Cần sử dụng ngay thuốc long đờm Anagin C hoặc Bromhexin cho gà dùng, nên đọc kỹ hướng dẫn được in trên bao bì. Ngoài ra, nhớ hạ sốt cho gà với thuốc Paracetamol, Prednisolone. Đồng thời, sử dụng một số loại kháng sinh chuyên đặc dụng bệnh ILT ở gà như Doxycilin, Amoxicilin. 

Điều trị gà há miệng thở do mắc ILT bằng thuốc long đờm và thuốc hạ sốt
Điều trị gà há miệng thở do mắc ILT bằng thuốc long đờm và thuốc hạ sốt

Bên cạnh đó, các chuyên gia thú y còn khuyên nên cho gà dùng các loại vitamin cần thiết, chất điện giải và khoáng chất đi kèm. Việc dùng các loại trên nhằm mục đích tăng sức đề kháng và thể lực, giúp gà nhanh hồi phục sức khỏe. 

Một số biện pháp phòng chống gà há miệng dốc

Chắc chắn tới đây, bà con đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi, chăm sóc và điều trị chứng gà há miệng thở. Tiếp tục sẽ chỉ dẫn cho chủ chăn nuôi một số cách phòng chống triệu chứng, căn bệnh này. Đó là:

  • Cần đảm bảo vệ sinh về chuồng trại, máng ăn và máng uống cần được làm sạch hàng ngày. Định kỳ nhớ phun thuốc sát trùng, sát khuẩn cho chuồng trại để diệt mầm bệnh. 
  • Bên cạnh đó, chuồng nuôi phải được tiêu chí mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông. Xây dựng chuồng trại ở vị trí cao, cách xa khu vực dân cư sinh sống. 
  • Ở từng giai đoạn mà chủ chăn nuôi cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đừng cho gà ăn quá nhiều dễ tăng cân, còn ăn ít không đủ dưỡng chất lại còi, nhẹ cân. 
  • Tiến hành tiêm vắc xin theo lịch của cơ quan thú y, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. 

Xem Thêm: Gà bị sâu mắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Xem Thêm: Gà bị yếu chân – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Kết Luận

Trên đây là các thông tin Đá gà campuchia 360 chia sẻ về gà há miệng thở với các kiến thức hữu đi kèm. Hi vọng qua bài viết này, chủ chăn nuôi có được kinh nghiệm trong việc nuôi gà khoa học, an toàn, để đem lại hiệu quả kinh tế cao.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *