Nguyên nhân gà chọi đánh nhau và phương pháp hạn chế phù hợp

Trong môi trường chăn nuôi, hiện tượng gà chọi đánh nhau không hiếm gặp. Thậm chí đối với những chiến kê trước khi tham gia thi đấu nhiều người còn cố kích thích bản tính hung dữ, hiếu chiến này của chúng. Có thể nói, gà trống được xem là giống loài sở hữu bản năng con đầu đàn chính vì thế chúng sẵn sàng va chạm với bất kỳ ai muốn tranh giành lãnh thổ.

Tuy nhiên nếu như để gà chọi đánh nhau trong một thời gian dài khi nuôi trong trang trại sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất ít nhiều. Vậy nên làm thế nào để hạn chế sự cắn mổ nhau ở đà gà, cùng theo dõi với chúng tôi nhé.

Hiện tượng gà chọi đánh nhau là gì?

Gà chọi đánh nhau hay còn gọi là hiện tượng gà cắn mổ nhau, quá trình này trong chăn nuôi không hiếm gặp nhất là đối với diện tích chăn nuôi nhỏ hẹp. Khi chăn nuôi gà ở mật độ cao nên gà thường có hiện tượng cắn mổ lông, mổ mào, mổ đuôi hay đặc biệt mổ vào hậu môn của nhau. Dagacampuchia360.com sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn.

Hiện tượng gà chọi đánh nhau không quá hiếm gặp
Hiện tượng gà chọi đánh nhau không quá hiếm gặp

Mặc khác, khi thấy một con vật hay chú gà nào bị mổ chảy máu hoặc thương tích thì màu đỏ lại càng kích thích thêm nhiều đồng loại tập trung vào mổ cắn. Từ đây sẽ diễn ra hiện tượng đánh nhau ở cả đàn gà.

Có thể nói, hiện tượng gà chọi đánh nhau nếu không được bà con phát hiện sớm và ngăn ngừa kịp thời sẽ rất khó kiểm soát về sau. Thậm chí người chăn nuôi còn phải trả giá đắt vì tỷ lệ gà chết cao, chậm phát triển, chất lượng thịt kém đi hoặc mẫu mã gà quá xấu khó thuận lòng người mua. Chính vì thế biết cách khắc phục hiện tượng này sẽ giúp quá trình sản xuất mua bán gà thương phẩm ngày càng tốt hơn.

Nguyên nhân khiến gà chọi đánh nhau

Hiện có rất nhiều nguyên nhân khiến gà xuất hiện triệu chứng cắn mổ, đánh nhau. Chúng ta có thể phân chia thành hai nhóm đó chính là do tập tính và trong quá trình chăn nuôi.

Do tập tính của gà

Vì bản năng sinh tồn trong tự nhiên, thế nên hầu hết những chú gà chọi khỏe mạnh thường muốn tranh chấp vị trí đứng đầu hoặc phân cao thấp với nhau. Cùng như con người, chúng cũng muốn làm anh chị để sở hữu nhiều lợi ích hơn trong quá trình phát triển. Do đó, đàn gà nào cũng sẽ xảy ra hiện tượng cắn mổ, đấu đá lẫn nhau.

Gà cắn mổ nhau bởi tập tính tự nhiên

Mặc khác gà cũng là loài yêu thích mùi tanh, những thức ăn như thủy hải sản, giun dế,… đều là món phù hợp với khẩu vị của chúng. Do đó, người chăn nuôi nên chuẩn bị nhiều thức ăn, phế phẩm có mùi tanh để tránh hiện tượng gà giành ăn cắn mổ nhau.

Ngoài ra, gà còn là loài đồng vật yêu thích màu đỏ. Thường ngày chúng sẽ dùng mỏ của mình tìm hiểu những vật xung quanh, nhất là các vật nhỏ xinh, mới lạ hoặc vật có màu đỏ. Chính vì thế, chỉ cần có một chú gà nào trong đàn bị cắn mổ chảy mài thì những chú còn lại sẽ xúm vào cắn mổ đến chết thì thôi.

Thời tiết quá nóng cũng là nguyên nhân khiến gà chọi đánh nhau, khi quá nóng bức và bị nuôi nhốt trong khu chăn nuôi quá chật chội. Khi đó chúng sẽ mổ lông, cắn mổ đối phương để giải tỏa cảm giác khó chịu của mình.

Từ quá trình chăn nuôi

Gà bị thiếu hụt dinh dưỡng do thức ăn không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể trong giai đoạn phát tirener nên chúng sẽ tự tìm kiếm thức ăn bằng cách đánh nhau hoặc cắn mổ lông nhau.

Gà thèm rau xanh chất xơ trong giai đoạn thay lông, mọc lông ống. Đây có thể xem là nguyên nhân khiến gà dễ bùng phát sự khó chịu và hay đánh nhau.

Môi trường nuôi không vệ sinh đảm bảo khiến gà bị ve rận ký sinh dẫn đến toàn thân ngứa ngày. Vì thế hãy thường xuyên phun thuốc vệ sinh chuồng trại định kỳ để hiện tượng nhện, gián chuột không tập trung gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.

Gà có tính hiếu chiến, hung dữ nhưng quá trình chăn nuôi lại không được cắt mỏ, khiến khi gà chọi đánh nhau việc cắn mổ gây nên vết thương gây hại cơ thể.

Giải quyết tình trạng gà chọi đánh nhau thường xuyên

Nếu vấn đề gà chọi đánh nhau được người nuôi giải quyết nhanh chóng thì hiện tượng này sẽ không còn thường xuyên xảy ra nữa.

Cách ly gà khi vừa mới mua về

Nên tách riêng chú gà khi mới mua về
Nên tách riêng chú gà khi mới mua về

Đối với những chú gà chọi anh em mới mua về chắc chắn rằng chúng không thể tự hòa nhập nhanh chóng với đàn gà trước đó rồi. Chính vì thế nên cần phải cách ly một thời gian để chúng tìm hiểu, quen biết với khung cảnh xung quanh sau đó hòa nhập từ từ. Cách này sẽ ngăn chặn được tình trạng gà cắn mổ lẫn nhau.

Không cho gà ăn khi chúng đánh nhau

Nếu như quan sát thấy gà chọi đánh nhau thì phải lập tức tách chúng ra ngay và nhốt riêng mỗi con vào mỗi khu vực. Bên cạnh đó, không nên cho chúng ăn mà hãy cung cấp nước sạch mà thôi. Tốt nhất hãy bỏ đói chúng 1-2 ngày để chúng biết sợ và rút ra bài học không cắn nhau nữa.

Gà trống khi bị bỏ đói trong 2 ngày sẽ không có vấn đề gì nên anh em có thể yên tâm thực hiện. Sau hai ngày cách ly khi đó hãy thả chúng vào đàn gà rồi cho ăn uống bình thường.

Cải thiện lượng thức ăn

Cải thiện lượng thức ăn hợp lý cho gà
Cải thiện lượng thức ăn hợp lý cho gà

Đôi khi lượng thức ăn mà người nuôi cho chúng hàng ngày quá ít khiến gà chọi phải tranh giành, đấu đá nhau để giành ăn. Vì thế, anh em nên chú ý điều này nhé, hãy cung cấp chế độ ăn đầy đủ và đảm bảo dinh dưỡng nhất cho tất cả đàn gà để không phải xảy ra hiện tượng này.

Hạ địa vị của gà trống

Trong cuộc sống của loài gà, hầu hết gà trống thường là những con có khả năng lãnh đạo và giữ vai trò cao nhất. Nếu như bạn biết được chú gà trống nào biểu hiện thái độ là con đầu đàn thì hãy làm cách làm đó hạ bớt địa vị của chúng. Điều này sẽ khiến chúng biết điều và hạn chế tính hung hăng trong đàn gà.

Cung cấp gà trống một khoảng không gian riêng

Để hạn chế việc gà chọi đánh nhau và tranh giành địa bàn, anh em hãy áp dụng cách làm sau:

  • Số lượng này trống và gà mái phù hợp nhất trong mô hình chăn nuôi đó chính là 1 gà trống, 10 gà mái.
  • Nên khoanh vùng riêng thích hợp cho từng đàn gà để chúng có được không gian sinh hoạt thỏa mái mà không lo lắng việc cắn mổ nhau.
  • Bố trí máng ăn, máng uống phù hợp từng khu vực, khi đó gà được phân chia lãnh thổ như thế sẽ không tự ý đi sinh sự, gây chiến với đàn gà khác.
  • Mặc khác, nếu có thể, anh em có thể lắp thêm một cái thang hoặc trụ gỗ giữa chuồng, nhằm mục đích khi gà chọi đánh nhau, con nào yếu thế có thể lên đó chạy trốn.
  • Hãy cùng cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, rau xanh đầy đủ để ngăn ngừa tình trạng gà bị stress căng thẳng dẫn đến cắn mổ giải tỏa bực tức.
  • Trong chuồng gà nên duy trì độ sáng thích hợp, không nên tối quá hoặc sáng quá. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tính tình của gà chọi và khiến chúng cắn đá nhau bất cứ khi nào.

Sử dụng thuốc khiến gà không cắn mổ nhau

Sử dụng thuốc cho gà hạn chế cắn mổ nhau
Sử dụng thuốc cho gà hạn chế cắn mổ nhau

Khi đã xảy ra vấn đề cắn mổ hay gà chọi đánh nhau thì việc chảy máu ít nhiều có thể xảy ra. Vì vậy, trong khi bôi thuốc trị thường thì anh em có thể làm các cách sau để chúng không cắn nhau nữa.

Sau khi xử lý vết thương, bôi thuốc thì anh em hãy sử dụng Metylen màu xanh cùng với Cloxit trị bệnh đường ruột cho người. Sau đó cùng nghiền nhuyễn thuốc Cloxit rồi hòa chung với Metylen. Tiếp đó, hãy thoa hỗn hợp này vào chỗ vết thương đang chảy máu hoặc các nơi gà dễ bị thương như đầu, lưng, cánh,…

Màu xanh của hỗn hợp này sẽ giúp ngăn ngừa sự kích thích tầm nhìn của những chú gà khác, đồng thời vị đắng của chúng cũng khiến gà sợ và không mổ tiếp.

Bên cạnh việc sát khuẩn thì dược phẩm này cũng ngăn ngừa tình trạng gà cắn mổ nhau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc mà vẫn xảy ra tình trạng này thì hãy nhốt riêng chúng ra khỏi nhau tầm 1-2 ngày.

Xem thêm: Khái niệm gà mái dầu? Cách nhận biết gà mái dầu thượng hạng

Xem thêm: Điểm danh những nơi mua bán gà mỹ con giá rẻ

Kết luận

Để tránh phải hiện tượng gà chọi đánh nhau làm nguy hại đến cơ thể hoặc vết thương quá nặng sẽ gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống chết của gà. Việc tìm ra những nguyên nhân khiến gà thường xuyên đánh nhau và giải quyết là điều vô cùng hiệu quả. Do đó, biết được cách chăn chặn “diệt cỏ tận gốc” sẽ giúp gà con tránh phải thiệt hại trong chăn nuôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *