Trong quá trình chăn nuôi không thể tránh khỏi vật nuôi mắc bệnh, trong đó gà bị nóng sốt bỏ ăn là dấu hiệu thường gặp. Vậy nguyên nhân của bệnh là gì, biểu hiện ra sao và cách chữa trị như thế nào? Muốn có được lời giải đáp cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây.
Gà bị nóng sốt bỏ ăn là dấu hiệu của bệnh nào?
Theo các chuyên gia thú y, gà bị nóng sốt bỏ ăn có thể là dấu hiệu của các căn bệnh như sau:
Do bệnh dịch tả
Bệnh dịch tả (còn có tên gọi khác là Newcastle hay bệnh gà rù). Tốc độ lây nhiễm bệnh rất nhanh, nếu không chữa trị tỷ lệ gà chết cao, gây thiệt hại về kinh tế. Dấu hiệu nhận biết bệnh dịch tả như sau:
- Gà bị nóng sốt, khò khè.
- Phân đi ngoài loãng, kèm theo màu xanh trắng. Tỷ lệ gà đi ngoài nhiều lần trong ngày.
- Lông xù, mào tím và nước mắt, nước mũi chảy ở dạng nhầy.
- Diều căng phồng cảm nhận như có tích nước ở bên trong.
- Cổ gà bị lệch hẳn ra phía sau.
- Sau khi mắc bệnh khoảng 3 ngày là gà chết.
Để giúp cho gà nhanh khỏe, hồi phục sức khỏe, cần theo dõi và phát hiện bệnh ở gà kịp thời. Nếu để lâu khó điều trị mà để lại di chứng, thậm chí vật nuôi chết, ảnh hưởng tới kinh tế của bà con.
Thực tế, bệnh gà rù không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, chủ chăn nuôi sử dụng một trong số các loại thuốc sau để chống lại bội nhiễm. Đó là:
- MEBI-AMPICOLI.
- MEBI-ENROFLOX ORAL.
- TERRA-NEOCINE.
- Điện giải ELECTROLYTES.
- Vitamin tổng hợp MULTIVITAMIN WS.
- ADE BC COMPLEX.
- Giải độc gan thận HEPASOL-B12.

Gà mắc bệnh đầu đen
Ngoài khả năng gà mắc bệnh Newcastle, gà nóng sốt bỏ ăn còn có thể bị bệnh đầu đen. Các triệu chứng nhận biết gà bị bệnh đầu đen, đó là:
- Gà bị nóng sốt. Thân nhiệt cơ thể cao.
- Gà ủ rũ, mệt mỏi, luôn ở trạng thái lừ đừ, xù lông và mệt mỏi.
- Phân của gà ở dạng sáp, màu đen – vàng, đôi khi lại lẫn máu.
Tuy nguy hiểm nhưng gà nóng sốt bỏ ăn do bệnh đầu đen có cách điều trị. Chủ chăn nuôi tới tiệm thuốc thú y để tham khảo hoặc áp dụng các bài thuốc mà dân gian truyền lại. Bà con có thể áp dụng cách chữa gà bị nóng sốt bỏ ăn như sau:
Bước 1: Hạ sốt cho gà bằng PARA C. Sử dụng VITAMIN K WS hoặc VITAMIN K ORAL để cầm máu nếu gà đi phân có máu. Tăng sức đề kháng cho vật nuôi bằng BCOMPLEX C.
Bước 2: Dùng VIP-MONO AC, VIP-MONO COX pha vào nước cho gà uống.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc điều trị gà bị nóng sốt bỏ ăn do bệnh đầu đen, bà con cần tuân thủ tỷ lệ, liều lượng được ghi trên bao bì. Sau khi hết lộ trình kháng sinh, người chăn nuôi cần bổ sung cho gà thuốc bổ gan, men tiêu hóa, vitamin. Ngoài ra, bà con nhớ xổ giun định kỳ cho vật nuôi.
Do bệnh cúm gia cầm
Tới đây bạn cũng nắm rõ được các bệnh gây nên tình trạng gà bị nóng sốt bỏ ăn. Ngoài ra, còn có bệnh cúm gia cầm cũng làm cho vật nuôi có triệu chứng nóng, sốt, bỏ ăn…. Bệnh cúm gia cầm là do vi rút H5N1 gây ra, là một căn bệnh phổ biến ở gà. Biểu hiện của gà khi bị cúm gia cầm như sau:
- Thân nhiệt gà tăng, nóng sốt và bỏ ăn.
- Mào gà tím tái.
- Khó thở, khò khè.
- Mặt và đầu sưng lên.
- Phân có màu xanh lẫn máu.
- Chân gà bị xuất huyết trong.
Tính thời điểm hiện tại, bệnh cúm gia cầm ở gà vẫn chưa có thuốc đặc trị. Khi gà mắc bệnh, chủ trang trại lập tức tiêu hủy, nếu không sẽ lây lan sang cả đàn, ảnh hưởng tới kinh tế. Cách tốt nhất, định kỳ bà con bổ sung vitamin cho gà uống để tăng sức đề kháng. Nếu phát hiện gà có dấu hiệu sốt, hãy cho vật nuôi uống Panadol để hạ sốt nhanh.

Do bệnh tụ huyết trùng gà
Thêm một căn bệnh làm cho gà bị nóng sốt bỏ ăn là do mắc tụ huyết trùng. Ở thể cấp tính gà sốt cao 42-42 độ C, cơ thể ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn. Lông gà xù và đi đứng chậm chạp.
Chưa dừng lại ở đó, mũi miệng của vật nuôi còn chảy ra một chất nhờn có bọt kèm theo máu đỏ sẫm. Gà bị nóng sốt bỏ ăn đi ngoài thì phân lỏng, có màu socola. Thêm vào đó, gà khó thở, mào yếm tìm bầm do tụ máu…
Để điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà, bà con có thể sử dụng: Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin, Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone theo liều lượng được quy định trên bao bì. Sau đó, trộn với thức ăn hoặc nước uống cho gà dùng. Ngoài ra, để tăng sức đề kháng cho gà, chủ chăn nuôi nhớ bổ sung thêm chất điện giải, B Complex, vitamin C….

Do mắc bệnh ORT
Gà bị nóng sốt bỏ ăn có thể mắc bệnh ORT. Đây là bệnh hội chứng hô hấp phức hợp ở gà do vi khuẩn gram (-) Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Triệu chứng của bệnh ORT trên gà là sốt cao, ủ rũ, giảm ăn, mặt sưng, chảy nước mắt, mũi, khó thở…
Điều trị bệnh ORT ở gà được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Hạ sốt cho gà có thể dùng paracetamol. Dùng Bromhexin để long đờm cho gà. Tiếp tục giải độc gan, thận… tăng sức đề kháng cho vật nuôi bằng thuốc trợ sức, trợ lực và vitamin tổng hợp.
Bước 2: Sau đó sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như Ceftiofur, Ceftiofur (kháng sinh thế hệ mới hoạt phổ rộng), Linco – Spect, gentamycin kết hợp với amoxicillin, Flodoxy (florfenicol và doxycycline), Axit hữu cơ: Butaphosphan… Trước khi sử dụng cho vật nuôi, nhớ đọc kỹ để xác định tiêm hay cho gà uống hoặc trộn vào thức ăn hàng ngày.

Do mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm IB
Gà bị nóng sốt bỏ ăn có thể do vật nuôi mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm IB. Triệu chứng của bệnh dễ dàng nhận diện, đó là: sốt, ủ rũ, bỏ ăn, chảy nước mắt, nước mũi… Tới tận thời điểm này vẫn chưa có kháng sinh đặc trị cho virus IB. Cách tốt nhất là bà con nên thực hiện đúng lịch trình tiêm vắc xin cho gà.
Xem thêm:
Gà bị liệt chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách trị gà đá bị kén mép – Bảo vệ & tăng cường sức mạnh
Các lưu ý tránh gà nóng sốt bỏ ăn
Từ các phân tích ở trên chắc chắn chủ chăn nuôi cũng có nhiều kiến thức nhận diện vật nuôi mắc bệnh gì. Để ngăn chặn và phòng chống gà nóng sốt bỏ ăn, bà con cần lưu ý một số điều như sau:
Xây dựng chuồng trại ở vị trí khô ráo, đảm bảo được tiêu chí mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông và cần tránh xa khu vực sinh hoạt thường ngày. Chuồng trại chăn nuôi phải hợp vệ sinh.
Thường xuyên thay chất độn chuồng như rơm rạ, trấu, mùn cưa… để hạn chế vi khuẩn xâm nhập tấn công vật nuôi. Bên cạnh đó, chủ chăn nuôi tiến hành phun thuốc sát khuẩn không gian sống của gà định kỳ.
Để ngăn chặn gà bị nóng sốt bỏ ăn cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên
Tùy theo từng độ tuổi mà có một chế độ ăn uống cho hợp lý. Thức ăn cho gà phải đảm bảo chất dinh dưỡng, cân đối, nếu không gà sẽ béo hoặc thiếu cân.
Để tránh cho gà bị nóng sốt bỏ ăn, bà con nhớ lên lịch trình tiêm ngừa cho vật nuôi đủ liều lượng theo quy định. Các loại vắc xin cho gà dễ tìm kiếm mà giá lại rẻ.
Khi trái gió trở trời, nhớ bổ sung vitamin tổng hợp, điện giải… cho gà để hỗ trợ tăng sức đề kháng. Với các gà chọi khi luyện tập nên có chế độ hợp lý, đừng để chiến kê mất sức ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi phát hiện gà mắc bệnh, lập tức báo cho cơ quan thú y để tìm cách điều trị và khắc phục.
Tổng kết
Trên đây là các thông tin Dagacampuchia360 chia sẻ về gà bị nóng sốt bỏ ăn kèm theo các kiến thức hữu ích đi kèm. Khi chăn nuôi, cần thường xuyên theo dõi thể trạng của gà, cũng như quan tâm tới môi trường sống, chế độ ăn uống… để vật nuôi khỏe mạnh, tăng thể trạng và phòng chống bệnh tật.
Huỳnh Tuấn Phong là một chuyên gia về chăn nuôi gà đá và được biết đến là một trong những nhà chăn nuôi hàng đầu trong lĩnh vực này. Ông sinh ra và lớn lên ở vùng quê miền Tây Việt Nam, nơi có lịch sử lâu đời về nuôi gà đá.
Ngoài ra với tiêu chí giúp mọi người thỏa mãn niềm đam mê xem đá gà trực tiếp, ông đã xây dựng website dagacampuchia360.com với mục đích chia sẽ những trận đá gà trực tiếp mãn nhãn hàng ngày đến từ các trường gà Campuchia và Thomo.