Cách chọn gà chọi mái rất quan trọng, bởi gà con sẽ được hưởng gen di truyền từ mẹ lên tới 70%, còn hưởng gen bố chỉ 30% còn lại. Vì thế để sở hữu “đội quân” gà chọi con đạt chuẩn, “bất bại” trên sàn đấu thì công đoạn chọn gà mái đẹp cần được chú trọng, nhất định không được bỏ qua.
Cách chọn gà chọi mái có thực sự quan trọng không?
Không phải ngẫu nhiên mà ông bà xưa có câu “Chó giống cha, gà giống mẹ”, điều này cho thấy việc chọn gà mái mẹ rất quan trọng. Nếu gà mái mẹ đạt chuẩn chất lượng thì phần trăm đúc gà chọi con tài giỏi rất cao.
Và dĩ nhiên, nếu không có gà chọi mái tốt thì lứa gà chọi con có ít điểm nổi trội. Đây là điểm bất lợi làm cho sư kê tốn nhiều thời gian và công sức để rèn luyện và chăm sóc gà con để trở thành chiến kê dũng mãnh. Tới đây, chắc chắn anh em mới vào nghề đã có câu trả lời cho thắc mắc chọn gà chọi mái có thực sự cần thiết và quan trọng không.

Cách chọn gà chọi mái qua ngoại hình
Anh em mới bước chân vào nghề cần quan sát ngoại hình của gà chọi mái từ đầu, mào, mắt, mỏ… Đây là tiêu chí đầu tiên mà anh em nên xét tới, quyết định gà con được “đúc” ra có tốt hay không.
Đầu gà mái
- Đầu nhỏ, thon dài theo phần cổ. Hoặc phần đầu bằng với phần cổ thì tốt.
- Mỏ dài trung bình, có độ chắc chắn và cứng cáp. Khóe mỏ rộng.
- Mũi to, nở to, cánh mũi to và hở.
- Mắt không quá nhỏ, màu mắt trắng dã và con ngươi nhỏ là tốt nhất, mắt đảo liên tục.
- Mồng dâu có màu đỏ tươi, dựng đứng, không bị nghiêng ngả sang hai bên.
- Mặt gà toát sự tinh anh, nhanh nhẹn và lanh lẹ.

Phần cổ của gà
Tiếp theo, anh em sư kê chú ý tới phần cổ của gà. Chiều dài cổ hợp với thân gà và có kết cấu xương vững chắc bằng cách dùng tay vuốt ngược lông phần cổ vật nuôi để kiểm tra. Khi xương liền nhau thì là cổ đặc, đây là tiêu chí được đánh giá tốt trong cách chọn gà chọi mái.
Trường hợp, vùng cổ của gà có lông phủ từ đầu xuống hết phần cổ mặc định vật nuôi có tố chất tốt, được chọn để nhân giống và “đúc” ra giống mới. Theo các sư kê kinh nghiệm lâu năm, gà mái có đặc điểm ngoại hình như vậy gọi là liên mã đề, xếp vào danh sách gà mái chọi quý. Chưa dừng lại ở đó, cổ gà có thêm một vảy bé dài, được gọi là vảy giáp, được liệt vào danh sách có nhiều biệt tài, được các sư kê quan tâm và chú ý.
Phần mình gà
Sau khi quan sát vị trí đầu, cổ của gà mái, kế tiếp anh em nhớ để ý phần mình gà để nhận biết vật nuôi có tốt hay không cần dựa vào các tiêu chí như sau:
- Vai: Nở, to và xếch nhìn tựa như 2 quả chanh to. Dùng tay sờ vào có cảm thấy xương chắc, bền và kết cấu liền mạch.
- Ngực: ưỡn về phía trước, lườn không vẹo và không lệch.
- Thân gà: To ở phần vai và bé dài dần về phía sau lưng, nhìn như thân hình bắp chuối.
- Cánh gà: Lông cánh của gà chọi mái phải dày. Phần cánh phải úp chặt lấy phần thân và phủ gần hết phao câu, phần lưng. Đây là cách chọn gà chọi mái làm giống mà các anh em không được bỏ qua.
- Chân gà: Thêm một cách quan sát phần mình của gà là chân vật nuôi. Yêu cầu chân khô, vảy mỏng, trường hợp thành chân có thêm vảy độc là tốt, quyết định tới việc sản sinh gà chọi con đạt chuẩn, khả năng trở thành chiến kê bất bại trên sàn đấu. Thêm vào đó, chiều cao chân gà trung bình, không quá cao cũng không quá thấp, nếu không đạt tiêu chuẩn tạo sự bất lợi cho thế hệ gà con.
- Phao câu: Khi chọn gà chọi mái cần chú ý tới phao câu phải sát với thân gà. Phía trên phao câu có lông đuôi nhiều và mọc dày che phủ.
- Thế đứng: Cách chọn gà chọi đẹp có thế đứng thẳng, không co ro, không khúm núm, uy nghiệm khả năng cho ra đời gà chọi con đạt chuẩn, có tướng tá oai phong, lẫm liệt, sẵn sàng giao chiến với gà địch thủ.

Cách chọn gà chọi mái qua bản tính của vật nuôi
Bên cạnh ngoại hình được mô tả ở trên, chọn gà chọi mái còn qua bản tính của vật nuôi. Bởi bản tính của gà mái mẹ quyết định tới tính hiếu chiến và sự sung mãn của chiến kê con. Do đó, chọn bản tính gà mái chọi cần lưu ý như sau:
- Sức đề kháng gà cao, gà phải khỏe mạnh và ít bệnh.
- Bản tính gà chọi mái hung hăng, bướng bỉnh và lì đòn.
- Đôi mắt của vật nuôi phải hiểm ác, sắc lẹm và tinh anh khi gặp gà địch thủ.
- Đối với gà mái đã đẻ nhiều lứa gà chọi khỏe mạnh thì đây chính là cách phối giống tốt nhất, tối ưu nhất.
Cách chọn gà chọi mái theo giống nuôi
Thế hệ gà con có đảm bảo chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào giống gà bố và gà mẹ. Vì thế khi phối giống cần chọn lựa kỹ lưỡng, không nên chọn một cặp trống mái từ một giống để “đúc”.
Theo các sư kê có kinh nghiệm lâu năm chia sẻ rằng, cách chọn gà chọi mái nên chọn vật nuôi rặc thay vì đã được lai tạo. Như vậy những phẩm chất tốt đẹp của gà con được hưởng từ gà mẹ.
Khi chọn gà mái mẹ để lai giống và đúc kết ra gà con, trong quá trình nuôi nên thả vườn, đừng nuôi nhốt. Như vậy, gà sẽ được phát triển tối đa. Việc nuôi theo mô hình này giúp cho gà mái có khả năng tự kiếm các loại thức ăn có trong tự nhiên để bổ sung cho cơ thể, quyết định tới chất lượng sản sinh trứng. Hơn nữa, trong quá trình nuôi gà mái, tuyệt đối không cho vật nuôi đá và đánh nhau, sẽ ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt là buồng trứng.
Thêm một lưu ý trong cách chọn gà chọi mái theo giống nuôi là gà mái rặc đẻ lứa đầu tiên không nên ấp. Hãy để lứa thứ 2 thì ấp sẽ tốt hơn. Vì trứng lứa đầu được gọi là trứng so, gà con nở sẽ yếu và không có nhiều tố chất trội nội.

Tiếng gà mái chọi gọi trống
Trước khi thực hiện quá trình phối giống, những gà trống và mái cần có sự tương tác với nhau. Trong giai đoạn sinh sản, gà chọi mái sẽ phát ra tín hiệu, âm thanh để thu hút gà trống.
Tiếng gà chọi gáy gọi gà trống sẽ khác so với bình thường. Tiếng gà mái sẽ kêu to hơn, thanh hơn và dài hơn. Thời gian gọi gà trống khá lâu và không nghỉ. Gà mái chọi liên tục gáy tới khi nào chọn được gà trống phù hợp và lý tưởng.
Xem thêm:
Ngọc kê gà – Thực phẩm bổ dưỡng và cách chế biến ngon
Hướng dẫn cách làm chuồng gà bằng tre đơn giản và hiệu quả
Một số bí quyết được đúc kết từ chuyên gia trong cách chọn gà chọi mái
Có thể nhiều sư kê mới vào nghề không biết, gà chọi mái càng già thì khả năng “đúc” thế hệ gà con thành công không cao. Và gà con khó được hưởng các nguồn gen nổi trội. Do đó, khi chọn gà chọi mái cần bỏ túi một số bí quyết như sau:
- Gà mái ở độ tuổi từ 1 tới 3 tuổi là hợp lý. Giai đoạn này, gà mái đủ tố chất để đúc kết gà con chất lượng.
- Cách thức ghép gà trống mái chuẩn chất lượng, nên thực hiện theo tỷ lệ 1 trống : 3 mái.
- Trong quá trình phối giống nên cho cản mái 2 đến 3 ngày 1 lần, đảm bảo cho trứng có đực.
- Trường hợp, gà mái là gà lối hay cưa cần, anh em sư kê nên ghép với gà trống dong dựng là hợp lý.
- Còn gà mái chọi là dạng gà dựng kiệt 2 mang nên phối với gà trống cưa cần hoặc gà chui vỉa, lúc này sẽ cho ra gà con chất lượng, đạt chuẩn, có lối đá tốt, dễ dàng chăm sóc và huấn luyện.
Kết bài
Trên đây là các thông tin Dagacampuchia360 chia sẻ về cách chọn gà chọi mái với các kiến thức hữu ích để dễ dàng đúc gà con chất lượng, hiệu quả hơn. Khi gà con đạt chuẩn thì việc chăm sóc, huấn luyện để trở thành chiến kê dũng mãnh, oai phong và giành chiến thắng là điều dễ dàng.
Huỳnh Tuấn Phong là một chuyên gia về chăn nuôi gà đá và được biết đến là một trong những nhà chăn nuôi hàng đầu trong lĩnh vực này. Ông sinh ra và lớn lên ở vùng quê miền Tây Việt Nam, nơi có lịch sử lâu đời về nuôi gà đá.
Ngoài ra với tiêu chí giúp mọi người thỏa mãn niềm đam mê xem đá gà trực tiếp, ông đã xây dựng website dagacampuchia360.com với mục đích chia sẽ những trận đá gà trực tiếp mãn nhãn hàng ngày đến từ các trường gà Campuchia và Thomo.