Bỏ túi kinh nghiệm nuôi gà chọi siêu đẳng, không thể bại trận khi giao chiến

Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em mới bước chân vào nghề kinh nghiệm nuôi gà chọi đạt chuẩn chất lượng, “đỉnh của chóp”. Không chỉ sở hữu thân hình săn chắc, oai phong lẫm liệt mà chiến kê còn có tính cách máu chiến, sẵn sàng lao vào trận đấu, hạ gục gà địch thủ nhanh chóng. 

Kinh nghiệm nuôi gà chọi từ khâu chọn giống 

Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong kinh nghiệm nuôi gà chọi, anh em sư kê tuyệt đối không được bỏ qua. Để biết được gà chọi đẹp, các sư kê có kinh nghiệm lâu năm chia sẻ dựa vào 2 đặc điểm như sau:

Xuất xứ, nguồn gốc gà chọi bố mẹ như thế nào. Thường thường, các đặc điểm gen của gà chọi bố mẹ sẽ được truyền và lưu giữ cho gà con. Nếu đời gà chọi bố mẹ có ngoại tình, tính cách và lối đá tốt thì khả năng khi gà chọi con lớn và trưởng thành sẽ được thừa hưởng các đặc điểm gen tốt đó. 

Bên cạnh đó, khi mua gà chọi bạn nên lựa chọn địa điểm, trang trại cung cấp con giống uy tín. Mặc dù giá thành sẽ cao hơn so với nhiều nơi nhưng lại đảm bảo chất lượng gà chọi con. 

Ở các trang trại uy tín, gà con mới nở sẽ được chủ đeo số ở cánh, lớn hơn một chút sẽ đeo thêm số ở chân. Từ đó để các anh em sư kê mới vào nghề dễ dàng nhận diện, xem xét lý lịch và lựa chọn cho chuẩn xác gà chọi con. 

Khâu chọn giống rất quan trọng trong kinh nghiệm nuôi gà chọiKhâu chọn giống rất quan trọng trong kinh nghiệm nuôi gà chọi
Khâu chọn giống rất quan trọng trong kinh nghiệm nuôi gà chọi

Ngoài ra, các lão kê trong nghề còn chia sẻ, nên chọn gà chọi con có các đặc điểm như sau:

  • Gà con khỏe mạnh, thân hình cân đối và không có dị tật. 
  • Lông tơi xốp, bụng thon gọn và không bị hở rốn. 
  • Mắt tinh anh.
  • Mỏ và chân cứng cáp. 
  • Dáng đi khỏe mạnh và chắc chắn. 

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp gà chọi con dị tật lại sở hữu khả năng đặc biệt,  trở thành chiến kê hung hăng mỗi khi ra trận, “một mất một còn” với gà địch thủ. Ví dụ như: gà độc nhãn (chỉ có 1 mắt khi sinh ra), gà độc đao (1 cựa), gà chọi con mắt ếch, mắt mèo, gà chọi con tam nhĩ… 

Xây dựng chuồng nuôi gà chọi 

Tiếp theo, trong kinh nghiệm nuôi gà chọi, hướng chuồng nên xây là phía nam hoặc đông nam đảm bảo tiêu chí mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông. Xung quanh chuồng cần có lưới B40 để bảo vệ gà chọi khỏi bị tấn công bởi các động vật, côn trùng khác như chuột, chó… 

Tùy vào số lượng nuôi gà chọi bao nhiêu mà diện tích chuồng cho phù hợp. Tránh trường hợp nuôi quá nhiều mà chuồng lại nhỏ làm cho gà chọi khó khăn trong di chuyển, rồi tình trạng cắn mổ lẫn nhau, gây thiệt hại về kinh tế. 

Khi làm chuồng gà chọi cần lựa chọn vật liệu sao cho phù hợp với nhu cầu và kinh phí. Sàn chuồng có thể dùng lưới thép, tre thưa hoặc xi măng… đảm bảo cao so với mặt đất khoảng 0,5m để tiện cho việc vệ sinh, dọn dẹp và đồng thời tránh gió ùa, mưa ẩm. 

Các sự kê chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà chọi là thiết kế chuồng trại ở nơi thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông
Các sự kê chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà chọi là thiết kế chuồng trại ở nơi thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông

Trên nền là lớp độn chuồng có thể là mùn cưa, rơm khô, vỏ trấu… để chân gà chọi không bị khô. Chất độn chuồng trước khi rải vào nền cần được phơi khô, phun thuốc sát trùng. Trong chuồng gà chọi cần trang bị đầy đủ bóng đèn sưởi khi thời tiết thay đổi đột ngột, và rèm che để tránh gió mùa và mưa tạt… 

Kinh nghiệm nuôi gà chọi – Chế độ dinh dưỡng 

Bên cạnh chọn giống, làm chuồng, chế độ dinh dưỡng cho gà chọi rất quan trọng quyết định tới thể lực, sự sung mãn và hiếu chiến. Theo kinh nghiệm nuôi gà chọi, hạn chế cho vật nuôi ăn thức ăn công nghiệp, nên sử dụng thức ăn tự làm hoặc có trong tự nhiên là tốt nhất. 

  • Thóc lúa: Đây là thức ăn chính của gà chọi, cần cho vật nuôi ăn thường ngày để nâng cao sức khỏe, thể lực cũng như khả năng chịu đòn… 
  • Rau xanh: Trong những ngày nắng nóng, rau xanh rất quan trọng đối với gà chọi. Không chỉ cung cấp chất xơ mà rau xanh còn giúp điều hòa nhiệt độ thân thể ở vật nuôi. Sư kê có thể cho gà chọi ăn giá đỗ, xà lách, rau muống hoặc các loại rau khác… có thể thêm thân cây chuối băm nhỏ. 
  • Thảo dược: Mùa đông hoặc thời tiết thay đổi đột ngột, gà dễ mắc bệnh. Vì thế để ổn định thân nhiệt, tránh bệnh cảm cúm ở vật nuôi, chủ chăn nuôi cho gà dùng tỏi, gừng… 
  • Các loại mồi, chất tanh: Bà con có thể cho gà chọi ăn tôm, tép, lươn, thịt bò, giun, trùn… để tăng dưỡng chất cũng như vitamin, protein và chất đạm cho vật nuôi. Đây là kinh nghiệm nuôi gà chọi mà bà con không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, chủ chăn nuôi cũng hạn chế cho gà chọi ăn ếch nhái. Bởi ếch, nhái chứa nhiều chất đạm sẽ làm tăng lượng mỡ ở thân thể gà, từ đó làm giảm sức chiến đấu. 
  • Nước uống: Trong kinh nghiệm nuôi gà chọi, bà con cho vật nuôi uống nước sạch, đảm bảo không bị ô nhiễm hoặc lẫn tạp chất. Hàng ngày thay nước cho gà, đảm bảo đủ lượng nước để gà uống trong một ngày. 

Tới đây, chủ chăn nuôi cũng đã nắm rõ được thức ăn, chế độ dinh dưỡng cho gà chọi. Tiếp theo sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc gà chọi đúng kỹ thuật, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn, lứa tuổi. 

Trong kinh nghiệm nuôi gà chọi, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng giúp vật nuôi phát triển khỏe mạnh
Trong kinh nghiệm nuôi gà chọi, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng giúp vật nuôi phát triển khỏe mạnh

Từ lúc gà chọi con nở cho tới 60 ngày tuổi

Ở giai đoạn này, pha nước cho gà uống theo công thức như sau: 1 lít nước sạch hòa với 5g đường glucoza và 1g vitamin C để cho thân thể vật nuôi khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe. 

Cho gà ăn cám ngô trong tuần đầu tiên. Theo kinh nghiệm nuôi gà chọi, 1 ngày nên cho gà ăn nhiều bữa, khoảng 5-6 lần. Khi gà được 2-3 tuần tuổi, cho ăn thóc nghiền nấu với thịt và rau, mỗi ngày từ 3-4 bữa. Tới khi vật nuôi được 45 ngày tuổi, bắt đầu cho ăn chất tanh, mồi côn trùng như giun, trùn quế, lươn… 

Khi gà chọi từ 2 tới 5 tháng 

Ở giai đoạn này bà con biết được giới tính của gà. Gà trống bắt đầu tập gáy, còn gà mái thì bộ lông ngày càng mướt, mềm mượt. Khi đạt được 5 tháng tuổi thì gà mái đã bắt đầu vào giai đoạn tuổi sinh sản. 

Vì thế, bà con cần chú ý về chế độ dinh dưỡng để tăng sản lượng và đảm bảo chất lượng trứng tốt. Không nên cho gà mái ăn cám công nghiệp, không tốt ở giai đoạn này. Theo bà con có kinh nghiệm nuôi gà chọi lâu năm chia sẻ:

  • Bữa sáng: Cho gà mái ăn hỗn hợp thóc + ngô + lươn. 
  • Bữa trưa: Dùng sâu bọ tươi cho gà ăn. 
  • Bữa tối: Như bữa sáng. 

Gà chọi từ 6 tháng tuổi trở lên 

Vẫn tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng như các tháng nước, nhưng thời gian ăn uống ở gà chọi cần phải thiết lập. Ví dụ như:

  • Lần 1: Ăn vào 6-7 sáng. 
  • Lần 2: Ăn vào 17-18h. 
  • Bữa trưa thì cho gà ăn phụ, có thể ít rau xanh hoặc mồi tươi. 

Kinh nghiệm nuôi gà chọi của các lão kê bật mí rằng, nên cho vật nuôi ăn vừa phải. Tuyệt đối không nên cho gà ăn nhiều ở giai đoạn này. Như vậy diều của gà căng vì ăn quá no, từ đó mất khả năng chiến đấu đồng thời mất đi bản năng tự nhiên là đi kiếm mồi. 

Xem thêm:

Cách coi ngày đá gà: Bí quyết vàng cho những người đam mê đá gà

Gà ấp bao nhiêu ngày thì nở? Những điều cần biết để ấp trứng gà hiệu quả

Định kỳ cắt tỉa lông cho gà chọi 

Thêm một kinh nghiệm nuôi gà chọi mà nhiều sư kê mới gia nhập nghề đã bỏ lỡ là cắt tỉa lông cho vật nuôi. Khi gà chọi đạt được 12 tháng tuổi, sư kê nhớ cắt tỉa lông định kỳ cho chiến kê. Khi thực hiện cắt tỉa lông cho gà, cần lưu ý một số vị trí như sau:

Lông đầu và cổ được tính từ đốt xương cổ trở xuống nhớ tỉa. Phần lông gáy, lông hai bên đến gần hết cổ cũng cắt, chỉ giữ lại một ít lông để che hầu. Tuyệt đối phần lông nhỏ ở trên sọ không được cắt. 

Thêm một vị trí, sư kê cũng nên cắt tỉa lông cho gà đó là hông và nách. Lông từ nách đến gần phao câu cũng cắt. Thêm vào đó, lông đùi gà cũng cần tỉa bớt, chỉ để cách gối chừng 1 ngón tay.

Kế tiếp, phần lông mao ở lưng gà cần tỉa sao cho hợp lý, nếu không sẽ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ chiến kê. Thêm một đặc điểm, phần lông ở bụng dưới lườn rất quan trọng, nên cắt từ đùi cho tới phao câu. Phần lông từ ngực tới giáp đùi nên để lại, ở vị trí phao câu nên để lại 5-6 lông là hợp lý. 

Cắt tỉa lông rất quan trọng giúp vật nuôi sở hữu ngoại hình đẹp mã là kinh nghiệm nuôi gà chọi được sư kê bật mí
Cắt tỉa lông rất quan trọng giúp vật nuôi sở hữu ngoại hình đẹp mã là kinh nghiệm nuôi gà chọi được sư kê bật mí

Huấn luyện cho gà chọi các bài tập 

Ngoài khâu chọn giống, làm chuồng trại, thức ăn, nước uống cho gà chọi, còn một việc mà sư kê không được bỏ qua, đó là huấn luyện các bài tập cho gà chọi. Cho gà luyện tập đúng cách, bài bản và khoa học chắc chắn nâng cao thể lực, sức bền và sự hung hãn, quyết định tới tỷ lệ chiến thắng khi tham gia giao chiến. 

Không giống như gà thịt, trong kinh nghiệm nuôi gà chọi khỏe không nên nhốt quá lâu. hãy để cho vật nuôi không gian để có thể tự do di chuyển, linh hoạt để cơ bắp được săn chắc, rắn chắc tạo lợi thế cho việc thi đấu sau này.  Sau đây là các bài tập sư kê có thể huấn luyện cho chiến kê của mình, đó là:

Tập vần hơi và vần đòn cho gà chọi 

Đây là một trong các bài tập được các sư kê luyện tập cho gà. Các buổi vần hơi cho gà thường từ 3-5 hồ chơi là hợp lý. Khi vần hơi cho gà nhớ bọc cựa lại cho cẩn thận. Trong kinh nghiệm nuôi gà chọi, bài tập vần hơi, vần đòn giúp cho vật nuôi tăng thể lực, dạn đòn hơn và chịu đau quen hơn.

Cho gà chạy lồng

Cách nuôi gà chọi có thể lực tốt, bên cạnh vần hơi, vần đòn, bài tập chạy lồng được các sư kê thực hiện cho chiến kê. Thời điểm tốt nhất cho gà chạy lồng là buổi sáng, lúc vật nuôi mới ngủ dậy. 

Lúc này, sư kê đưa gà ra khỏi chuồng, không nên tập ngay mà hãy xoa bóp để cho chiến kê sung mãn, máu được lưu thông. Bài tập chạy lồng được thực hiện đơn giản như sau:

  • 1 con gà nhốt trong bội nhỏ, có diện tích đủ để đập cánh, chạy quanh. 
  • Dùng 1 cái bội lớn hơn, úp bên ngoài và thả gà chiến cần tập lực ra. 

Lúc này con trong bội muốn tìm cách chạy ra, còn con bên ngoài muốn tìm cách vô trong. Hai con gà cứ chạy xung quanh bội. Sư kê cho 2 con chạy trong vòng nửa tiếng là tốt nhất. 

Chạy lồng giúp thể lực tăng sức bền là kinh nghiệm nuôi gà chọi được áp dụng phổ biến hiện nay
Chạy lồng giúp thể lực tăng sức bền là kinh nghiệm nuôi gà chọi được áp dụng phổ biến hiện nay

Bài tập nâng chân cho gà rơi tự do 

Theo kinh nghiệm nuôi gà chọi được nhiều sư kê áp dụng là nâng chân chiến kê rồi cho vật nuôi rơi tự do để gân gối được dẻo dai, chắc khỏe hơn… Khi thực hiện bài tập nâng chân rơi tự do cần lựa chọn khu vực có đất nền bằng phẳng, không có sỏi đá. Cách thực hiện được tiến hành như sau: 

  • Tay trái sư kê đặt ở lườn sau. 
  • Còn tay phải giữ ở lườn trước. 
  • Tiến hành nâng gà chọi lên cao khoảng 0,3m. 
  • Sau đó, thả cho gà rơi xuống tự do. 

Bài tập nâng chân rơi tự do lúc đầu thực hiện với cường độ từ ít, sau đó tăng dần, từ 20 lần/ ngày lên tới 25 lần/ ngày, cứ thế đạt được 200 lần/ ngày. 

Nhồi gà 

Nhồi gà là bài tập được nhiều sư kê áp dụng cho chiến kê của mình trong kinh nghiệm nuôi gà chọi. Bài tập nhồi gà được thực hiện đơn giản như sau:

  • Tay trái để ở phần lưng đuôi của gà.
  • Tay phải sư kê để dưới phần lườn trước của gà. 
  • Tiến hành thảy gà nhẹ lên cao. 
  • Sau đó buông tay bất ngờ để gà rơi. Lúc này, gà sẽ vỗ cánh liên tục, hai chân tìm cách đáp đất an toàn. 

Phòng bệnh cho gà chọi 

Sau khi đã nắm bắt được kinh nghiệm nuôi gà chọi, bài viết lại tiếp tục chia sẻ cho sư kê cách phòng bệnh vật nuôi an toàn.

Trong quá trình nuôi gà chọi, vật nuôi mắc bệnh là điều hiển nhiên. Thế nhưng, phòng bệnh vẫn là tiêu chí hàng đầu của các sư kê. Tiến hành tiêm vắc xin đầy đủ, đúng liều lượng cho gà, theo quy định của cơ quan thú y. 

Thường xuyên trong thức ăn, nước uống cho gà cần bổ sung thêm thuốc bổ, nước điện giải… để tăng thể lực cho chiến kê. Bên cạnh đó khi phát hiện gà chọi có dấu hiệu mắc bệnh cần cách ly ngay, tránh tình trạng lây lan sang cả đàn, ảnh hưởng tới kinh tế của chủ chăn nuôi. 

Tổng kết

Trên đây là các thông tin chia sẻ về kinh nghiệm nuôi gà chọi được nhiều sư kê mới vào nghề áp dụng. Dagacampuchia360 Hi vọng qua bài viết này, anh em sớm sở hữu chiến kê dũng mãnh, oai phong và sung mãn khi giao chiến, đem về chiến thắng, giải thưởng cho sư kê. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *