Gà mồng vua: Dấu hiệu nhận diện và cách chăm sóc

Trong giới đá gà có nhiều ý kiến cho rằng, gà mồng vua rất khó khăn trong quá trình thi đấu do kích cỡ mào to. Liệu đây có phải là câu trả lời chuẩn? Muốn hiểu sâu hơn về chủ đề này cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây. 

Tìm hiểu gà mồng vua là gì

Gà mồng vua có tên gọi quốc tế là Sicilian Buttercup. Ngay từ tên gọi cũng đủ mường tựa vóc dáng bên ngoài của giống gà này. Chiếc mào của gà nhìn giống như chiếc vương miện của các vị vua phương Tây ngày xưa. 

Dấu hiệu nhận diện gà mồng vua
Dấu hiệu nhận diện gà mồng vua

Có thể bạn chưa biết, mồng gà đem đến nhiều công dụng như giải nhiệt cho gà. Bởi thân thể của gà không tự xuất mồ hôi được, phải thông qua mồng và tích. Thêm vào đó, mào gà còn phản ánh sức khỏe của gà.

Nếu mào gà có các dấu hiệu như sau: màu nhạt hơn so với bình thường, nhăn nhúm hoặc xiêu vẹo… chứng tỏ gà đang mắc bệnh. 

Một số nhược điểm của giống gà mồng vua 

Gà mồng vua được nuôi với mục đích thương phẩm thì được đánh giá cao và ưa chuộng. Bởi trong mâm cúng có gà mào đẹp, chứng tỏ sự thành tâm của gia đình dành cho người đã khuất. Tuy nhiên khi nghe danh xưng của giống gà này cũng đủ để các sư kê có kinh nghiệm nhận diện, không phù hợp để thi đấu chọi gà. Bởi lẽ các lý do sau đây:

Mồng lớn làm nặng đầu

Trong tất cả các loại mồng, mồng vua đánh giá là loại mào lớn. Điều này sẽ khiến cho chú gà chọi bị nặng đầu, kém sự linh hoạt và nhạy bén trong thi đấu. Thêm vào đó, khả năng né đòn cũng rất chậm chạp, ít được sử dụng để thi đấu, gây cản trở rất nhiều.

Gà mồng vua dễ bị thương 

Gà mồng vua thi đấu dễ bị thương tật do mào có kích thước lớn
Gà mồng vua thi đấu dễ bị thương tật do mào có kích thước lớn

Có thể các sư kê mới vào nghề chưa biết, gà dễ bị thương nhất ở mào, đây là vị trí có nhiều mạch máu. Mồng càng to lại làm cho chiến kê dễ bị ăn đòn từ đối thủ. Mồng gà bị thương, nhiều con sẽ bỏ chạy, thậm chí nguy hại hơn là đứt cả mồng, ảnh hưởng tới thể lực. 

Làm giảm đi vẻ đẹp thẩm mỹ ngoại hình 

Thực sự, gà mồng vua sở hữu cái mào to, đem lại điểm nhấn cho ngoại hình. Tuy nhiên chiếc mồng quá lớn sẽ gây mất tính thẩm mỹ, làm giảm đi vẻ ngoài của ngoại hình. Không phải cái gì to cũng đẹp mà phải cân xứng, vừa phải là đẹp nhất. 

Có nên nuôi gà mồng vua hay không?

Sau khi tìm hiểu các điểm bất lợi của giống gà này, tới đây nhiều người băn khoăn có nên nuôi hay không. Tuy gà mồng vua có nhiều nhược điểm mà anh em vẫn muốn nuôi chơi, để thi đấu thì cứ thực hiện. Đâu phải chỉ dựa vào đặc điểm mồng càng to là biết thắng hay thua. 

Có nên nuôi gà mồng vua hay không?
Có nên nuôi gà mồng vua hay không?

Sư kê cần phải lên lịch chăm sóc, huấn luyện bài bản. Các bài tập cho gà bao gồm chạy lồng, vần hơi, vần đòn, om bóp… tăng sức chiến đấu, tăng sức đề kháng để chống và hạ gục đối thủ trên sàn đấu. 

Sau một thời gian nuôi, anh em xem xét gà mồng vua có biệt tài gì không. Nếu có thì cứ để lại mồng vua còn không thì nên xén bớt để phần mào trông nhỏ lại, gọn hạn chế thương tích trong thi đấu. Còn trường hợp nuôi gà với mục đích làm thịt thì cứ giữ nguyên mồng. 

Ngoài gà mồng vua còn có gà mồng nào?

Nếu anh em vẫn còn băn khoăn về vấn đề gà mồng vua có nên nuôi hay không, mặc dù thích chiến kê sở hữu mồng đặc biệt. Thế thì bài viết sẽ dựa vào kinh nghiệm của các sư kê lâu năm chia sẻ một số giống gà có mồng sau đây sở hữu lối đá cực đỉnh. Anh em có thể tham khảo, săn lùng vào bộ sưu tập của mình. 

Thay vì không nuôi gà mồng vua bạn có thể nuôi giống gà khác
Thay vì không nuôi gà mồng vua bạn có thể nuôi giống gà khác

Gà mồng lá: Gốc của mào kéo dài từ mỏ tới đỉnh đầu. Mào khá mỏng, phần thịt nhẵn nhụi và mềm. Nhìn tổng thể mồng lá có hình nửa ovan khi mồng (chóp) ở chính giữa là cao nhất. Chưa dừng lại ở đó, gà mồng lá sở hữu lối đá hay, khi thi đấu chắc chắn đem giải thưởng về cho sư kê. 

Gà mồng trích: Sở hữu mồng khá thấp, tương đối nhỏ, gọn. Bề mặt mồng trích thường nhẵn nhụi, không có lồi lõm. Khi sư kê có nhu cầu muốn nuôi gà sở hữu mào nhỏ thì gà mồng trích là một gợi ý không tồi.

Gà mồng đậu: Ngay từ tên gọi cũng đủ để nhiều người hình dung ra diện mạo của gà mồng đậu. Mồng đậu có hình dạng khá tròn trịa, hơi thấp và khá gọn gàng. Chiều dài của mồng không kéo dài vượt quá giữa đỉnh đầu. Đặc điểm của mồng đậu ngả về phía trước. 

Gà mồng dâu: Đặc điểm nhận diện mồng dâu là đỉnh mào chia thành 3 khía. Khía ở giữa cao hơn 2 khía còn lại. Mồng dâu được nhận định khá thấp và độ dài vừa phải. 

Gà mồng óc: Dấu hiệu nhận diện gà mồng óc là mào có những nếp gấp nhìn rất giống hạt óc chó. Mồng óc chính là sự lai tạo giữa mồng trà và mồng dâu. 

Hướng dẫn cách chăm sóc gà mồng vua 

Tới đây, anh em sư kê cũng có nhiều giống gà sở hữu mào đẹp, độc. Cho dù có nuôi gà mồng vua hay giống gà khác đi chăng nữa với mục đích thi đấu hay lấy thịt thì cũng phải bỏ túi một số kinh nghiệm trong cách chăm sóc. Đó là:

Chuồng trại: Chọn khu vực đất cao, thoáng mát để cất chuồng trại cho gà. Chuồng trại đáp ứng được tiêu chí mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông. Hướng nên cất chuồng, đó là hướng Đông hoặc Đông Nam. 

Thức ăn cho gà: Gà là một trong số các con vật rất nhạy cảm, vì thế thức ăn ôi mốc, gà sẽ không ăn. Vì thế hãy lưu ý khoản thức ăn ở gà. Thực phẩm chính cho gà là lúa, nên ngâm lúa trước 30 phút rồi cho gà ăn. 

Nhớ là cho gà ăn rau xanh như giá đỗ, cà chua, xà lách, rau muống… để thân gà được giải nhiệt, lông dài và mượt hơn. Đồng thời cho gà ăn mồi tanh như sâu, lươn, thịt heo, thịt bò… để tăng sự sung mãn và hiếu chiến. Chưa dừng lại ở đó, nước uống cho gà phải sạch sẽ và đầy đủ.

Nhớ là bổ sung sâu cho gà mồng vua ăn để tăng thể lực và sức đề kháng
Nhớ là bổ sung sâu cho gà mồng vua ăn để tăng thể lực và sức đề kháng

Chăm sóc nuôi dưỡng: Nhớ là chuồng có đèn sưởi để phòng trừ trường hợp nhiệt độ thay đổi đột ngột. Phải rào chắn chuồng trại sao cho an toàn tránh chuột vào tấn công gà. Chất độn chuồng cần thay mỗi ngày để hạn chế vi khuẩn gây xâm hại cho đàn gà. 

Còn máng ăn, máng uống phải được sạch sẽ, cần theo dõi sức khỏe của gà mỗi ngày. Dụng cụ đựng thức ăn, nước uống nên kê cao cách nền chuồng từ 1-3cm, nên đặt xen kẽ với nhau. Một ngày thay nước từ 2-3 lần. Chưa dừng lại ở đó, nếu tư thế đi đứng của gà có phần ủ rũ, buồn bã thì cần được cách ly ngay lập tức để tiện theo dõi. 

Vệ sinh phòng bệnh: Khi thời tiết thay đổi, chủ chăn nuôi cần pha nước Electrolyte hoặc vitamin C để gà uống. Phải chủ động phòng ngừa bệnh cho gà bằng cách tiêm vắc xin đầy đủ, đúng liều lượng quy định của cơ quan thú y.

Đặc biệt, nuôi gà với hình thức thả vườn nguy cơ mắc bệnh khá cao, nhất là trong điều kiện khí hậu không tốt. Chủ chăn nuôi cần lưu ý khoản tiêm vắc xin định kỳ cho gà, vẫn tiêu chí phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. 

Xem Thêm: Đặc điểm nhận diện và lối chiến đấu của gà tre Mỹ

Xem Thêm: Gà chọi Bình Định: Đặc điểm nhận diện và lối chiến đấu

Kết Luận

Trên đây là các thông tin Đá gà campuchia 360 chia sẻ về gà mồng vua với các kiến thức hữu ích kèm theo. Cho dù bạn nuôi giống gà này với mục đích nào thì cũng phải chăm sóc đúng cách để gà khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *