Gà chín cựa – Loài gà mang hơi thở truyền thuyết Việt Nam 

Gà chín cựa nổi tiếng trong truyền thuyết Vua Hùng yêu cầu sính lễ từ Sơn Tinh – Thủy Tinh. Tuy nhiên, ít người biết đây là giống gà hoàn toàn có thật và đem về giá trị kinh tế vượt trội. Theo dõi bài viết để không bỏ lỡ thông tin quan trọng về dòng kê này nhé!

Gà chín cựa là gì? 

Câu chuyện truyền thuyết đã làm gà chín cựa trở nên quả phổ biến trong văn hóa đại chúng của người Việt Nam. Giống gà này có nét đặc trưng khi sở hữu rất nhiều cựa, được nuôi chủ yếu ở khu vực Thanh Sơn thuộc xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn tại Phú Thọ và Mẫu Sơn, thuộc huyện Lộc Bình ở tỉnh Lạng Sơn.

Vì mức độ nhận diện cao và điểm nhấn độc đáo hơn so với các giống gà thông thường nên loài này nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều người nuôi. Đồng thời việc nuôi gà chín cựa cũng mang lại hiệu quả về mặt kinh tế vượt trội. 

Nguồn gốc xa xưa của gà chín cựa 

Khám phá về giống gà chín cựa trong truyền thuyết
Khám phá về giống gà chín cựa trong truyền thuyết

Nếu nói về nguồn gốc của giống gà chín cựa, hiện nay chúng ta vẫn chưa thể có được thông tin thống kê chính xác 100%. Nhiều ý kiến cho rằng đây là một loài gà rừng có tính cách gần gũi và thông minh, nên có thể chung sống và gắn bó lâu dài với con người. 

Mặc khác, lại có nhận định cho rằng giống này là gà nhà, do người Dao ở Xuân Sơn trực tiếp chăn nuôi để gia tăng tiềm lực kinh tế. Vì tầm vóc và những nét khác thường đã giúp chúng được nhiều kê thủ coi trọng. 

Theo một số nguồn, người ta có lời đồn về gà chín cựa đã xuất hiện lần đầu tại Bản Cõi, bị nhiều người nhìn thấy như một giống gà rừng mới lạ, có lông trắng và tiếng gáy rất lớn. Đôi chân của chúng có chín cái cựa và mọc đan xen với độ dài ngắn tùy thuộc vào từng loài khác nhau. 

Tìm hiểu nét đặc trưng của gà chín cựa 

Để thấu hiểu rõ hơn về gà chín cựa chắc chắn các bạn không nên bỏ qua thông tin quan trọng về đặc điểm của dòng kê như sau:

Thân hình của gà

Giống gà chín cựa thường có kích cỡ tương đối nhỏ và cân nặng trung bình rơi vào khoảng 1,5kg. Mào gà có màu đỏ tươi, đuôi mảnh cong vút, đôi mắt sáng trong và luôn giữ bình tĩnh dù bị giữ chặt. Ngoài ra, chúng cũng thuộc dòng kê có tính cách hung dữ và hiếu chiến. 

Ngoài ra, phần chân của gà rất to và vô cùng chắc khỏe, mọc đều 3 – 4 cựa ở mỗi bên tạo ra “thương hiệu” của gà chín cựa. Từng cựa sẽ có độ dài, ngăn khác biệt mọc theo hàng nối dài, cựa trên có xu hướng cong vút như nang lợn rừng. Một giống gà với đầy đủ chín cựa thường quý hiếm, đa phần thị trường xuất hiện gà 7 – 8 cựa là tối đa. 

Việc nhân giống ra được hình dạng của gà chín cựa phải nhờ đến các chuyên gia có kiến thức sâu rộng về lai tạo gà. Trong cùng một lúc có khi mọc 7 – 8 cựa hoặc không có cựa nào tùy thuộc vào từng loại khác nhau. 

Đặc điểm thân của gà chín cựa
Đặc điểm thân của gà chín cựa

Khả năng bay tốt

Đến giai đoạn trưởng thành khi mọc đủ lông đủ cánh, gà sẽ bay nhảy linh hoạt như chim nhờ vào đôi chân ngắn và sải cánh rộng. Gà này chủ yếu được biết nhiều với những màu chủ đạo như ngũ hành đỏ son trên mào, đen trắng xanh của cánh, vàng cơm của chân, đen trắng của lông. 

Sức đề kháng tốt

Ngoài ra, dòng gà sở hữu sức đề kháng tốt và có khả năng ngăn chặn được rất nhiều loại bệnh hiệu quả. Trí khôn của chúng hữu ích cho rất nhiều việc khác nhau như trông nhà thay chó, mèo. Gà thường thể hiện sự thông minh phi thường ở quá trình sinh hoạt hàng ngày và khi chiến đấu. 

Tham khảo kỹ thuật nuôi gà chín cựa đạt tiêu chuẩn 

Sau khi bạn đã khám phá đặc điểm của gà chín cựa một cách chi tiết, nghiên cứu kỹ lưỡng về phương pháp chăn nuôi hiệu quả sẽ giúp chủ kê có được kết quả như mong muốn. 

Xây chuồng nuôi gà 

Chuồng gà thường được xây dựng theo kiểu vô cùng đơn giản, chi tiết thông tin dành cho các kê thủ như sau:

  • Việc xây chuồng sẽ sử dụng đến những vật liệu có sẵn để tối ưu chi phí như tre, nứa, lá cọ tranh, rạ, luồng,… Nếu bạn nuôi theo quy mô lớn tầm khoảng 100 con thì diện tích phù hợp sẽ dao động từ 25 – 30m2. 
  • Các chuyên gia cho lời khuyên rằng nên làm chuồng bằng gỗ hoặc tre có chiều cao cách nền từ 40 – 50 (Nền nên được trải xi măng láng). Đảm bảo phân của gà rơi xuống dưới và không gây ra tình trạng ẩm ướt hoặc sót lại vi khuẩn. Việc này cũng tiết kiệm thời gian dọn dẹp phân gà.
  • Chọn lựa vị trí làm chuồng ở những nơi cao, khô ráo, có hướng về phía Đông Nam và tận dụng nhiều ánh sáng mặt trời để đảm bảo gà duy trì sức khỏe ổn định.
  • Chuồng gà mái làm theo xu hướng hơi dốc so với bình thường để trứng được lăn dần về trước, hạn chế tình trạng xảy ra vấn đề vỡ hoặc dập trứng và tránh gà mổ trứng vô tội vạ. 
Áp dụng kỹ thuật xây chuồng nuôi gà chín cựa
Áp dụng kỹ thuật xây chuồng nuôi gà chín cựa

Kỹ thuật nuôi dưỡng 

Nuôi dưỡng gà chín cựa thành công cũng là một nghệ thuật, chỉ những sư kê chuyên nghiệp mới có thể lĩnh hội thuần thục kiến thức này. Cụ thể:

  • Nuôi trong lồng kín: Đối với những ai chăn nuôi theo kiểu nhốt trong lòng thì nên đảm bảo xây theo kích cỡ 1 m x 2 m x 0,9 m (bao gồm các vị trí chân đáy 0,4 m) để đủ sức chứa dành cho 100 gà con. Đa phần thì đáy lồng được dựng lên bằng sắt ô vuông có kích cỡ 1 x 1 cm, dùng nẹp tre và lưới sắt mắt cáo xung quanh chuồng.
  • Nuôi trên nền đất: Trường hợp chăn nuôi trên nền đất thì nên đảm bảo giữ vệ sinh phần chất độn trong chuồng (độ trung bình là  7 – 10 cm và phun thuốc sát trùng Formol định kỳ với hàm lượng 2%. 
  • Sưởi ấm cho gà: Bạn nên dùng đến bóng điện, than củi hoặc đèn dầu để tiến hành sưởi ấm cho gà chín cựa. Tuân thủ theo cơ chế nhiệt độ được các chuyên gia đúc kết bao gồm: Tuần 1 là từ 31 – 340C, tương ứng với tuần 2 là 29 – 310C và tuần 3 sẽ là 26 – 290C,…
  • Quan sát gà: Bạn nên dành thời gian để quan sát kỹ lưỡng về phản ứng của chiến kê để có sự điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. 

Thức ăn cho gà 

Gà chín cựa vào ngày đầu tiên sẽ ăn ngô được nghiền nhuyễn và tấm. Bắt đầu đến ngày thứ hai sẽ bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm công nghiệp như cám hỗn hợp, cám viên chuyên dụng cho gà con, protein có tỷ lệ dao động tầm 19 – 21%, chỉ số Kcal là 2800 – 2900. 

Đảm bảo cho gà có đủ dinh dưỡng nhiều lần trong ngày. Thức ăn phải luôn được thay đổi và làm mới liên tục, để giúp gà chín cựa được ăn ngon và khỏe mạnh. Bạn nên sử dụng thức ăn được trộn hỗn hợp hoặc đậm đặc tùy theo từng dòng gà. Nhiều người thường cho khẩu phần ăn một ngày của gà vào khay nhựa, khay tôn, mẹt. 

Chọn thức ăn phù hợp cho gà chín cựa
Chọn thức ăn phù hợp cho gà chín cựa

Nước uống dành cho gà

Công thức để tạo nên nước uống dành cho gà chín cựa là 1g Vitamin C/ 3 lít nước pha loãng cùng với 50g đường glucose. Sau khi cho ăn, bạn sẽ tiếp tục bổ sung đủ nước để các chú gà luôn có được sức khỏe ổn định.

Xem thêm:

Giống gà trọi và tất tần tật những điều cần phải biết

Gà tía – Chiến kê có lối đá đẳng cấp nhất hiện nay

Kết luận

Thông qua bài viết, toàn bộ hướng dẫn về kỹ thuật nuôi gà chín cựa đã được Dagacampuchia360 chia sẻ cụ thể. Hy vọng bạn sẽ sở hữu một con thuộc giống gà đặc biệt này để có cơ hội nuôi dưỡng chúng trở thành thần kê nổi trội. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *