Gà Brahma – Vị vua oai vệ của mọi giống gà trên thế giới 

Gà Brahma trứ danh với vóc dáng khổng lồ, oai vệ có thể thu hút mọi ánh nhìn mỗi khi xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều người nuôi chúng bởi bản chất thiện lành và chất lượng thịt đặc biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tường tận về loài gà này trong bài viết bên dưới. 

Tổng quan về gà Brahma 

 

Giới thiệu về gà Brahma
Giới thiệu về gà Brahma

Thực tế, đến này vẫn chưa có thông tin chính xác về nguồn gốc của gà Brahma. Chỉ biết là chúng được lai tạo ở khu vực Bắc Mỹ và du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Đây là giống gà có rất nhiều tên gọi, biệt danh khác nhau. Người Trung đặt tên cho giống này là gà Thượng Hải, người Việt gọi là gà kỳ lân. 

Giống gà độc đáo ba màu này đã được Hiệp hội Gia cầm Hoa Kỳ chứng nhận. Hai loài được dùng để lai tạo thành gà Brahma là giống tại Shanghai của Trung Quốc và Chittigong trực thuộc khu vực Bangladesh. 

Khám phá đặc điểm chi tiết về gà Brahma

Gà Brahma cũng có rất nhiều điểm thú vị để các bạn có thể nghiên cứu. Dưới đây là phân tích chi tiết về “vị vua” của mọi loài gà. 

Hình dáng bên ngoài của gà 

Gà này sở hữu kích thước lớn hơn rất nhiều so với những giống loài thông thường. Một con Brahma trưởng thành có cân nặng trung bình lên đến 18kg, đây là con số lớn nhất ước tính từ trước đến nay đối với loài gà. Đặc điểm nhận biết là bắp lông phủ dày đặc, bắp chân to đặc trưng, hai bên má có hai chùm lông xòe rộng, dày.

Hình dáng của gà Brahma 
Hình dáng của gà Brahma

Bên cạnh đó, mỗi bàn chân của bao gồm 3 cựa và 5 ngón. Mào không có màu cụ thể, có thể là màu vàng hồng, màu hồng hoặc màu đỏ tùy theo kiểu lai tạo của từng con khác nhau. Màu chủ đạo của gà kỳ lân là vàng, vàng trắng, màu tro, xám trắng, màu đen. 

Sản lượng của gà 

Trung bình hàng năm gà Brahma đẻ khoảng 90 trứng. Tương ứng mỗi đợt sinh sản gà sẽ ấp 30 trứng. Kích thước trứng của chúng cũng có phần to hơn rất nhiều so với gà thường, trọng lượng rơi vào khoảng 60g. Nếu chủ kê biết cách chăm sóc, gà có thể đạt đến siêu năng suất cho ra đời 300 quả trứng mỗi năm. Thời điểm gà bắt đầu chu là tháng thứ 6.

Sở hữu cơ thể săn chắc và sức khỏe dồi dào, gà Brahma hiếm khi gặp tình trạng bệnh tật và yêu cầu về thức ăn cũng rất đơn giản. Điều quan trọng là chủ nuôi cần tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái, không gian thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên. 

Tính cách của gà

Mặc dù gà Brahma trông rất to lớn và hung hãn, thế nhưng bản chất của chúng lại vô cùng hiền lành. Gà có xu hướng tuân lời và ngoan ngoãn, luôn dành tình cảm đặc biệt cho những người chăn nuôi. Giống gà mái chăm sóc con rất giỏi và thường xuyên ấp trứng để đảm bảo chu kỳ sinh sản diễn ra ổn định.

Chúng có tính cách điềm tĩnh và rất dễ kết nối với những con vật khác ngoài con người. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn trọng khi có trẻ con và động vật nhỏ hơn xung quanh không gian sinh hoạt của gà Brahma. Vì tính cách cũng có xu hướng thay đổi do tác động của nhiều yếu tố từ môi trường. 

Tuổi thọ của gà 

Tuổi thọ của gà Brahma cũng không có quá nhiều điểm khác biệt so với nhiều loài khác, trung bình dao động từ 5 – 8 năm. Việc duy trì thời gian sống của chúng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc của người chủ. 

Sư kê nuôi gà chuyên nghiệp sẽ thường xuyên vệ sinh chuồng trại và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của chúng ổn định. 

Tuổi thọ của gà Brahma
Tuổi thọ của gà Brahma

Dùng để sản xuất thịt

Nhìn chung, việc lấy thịt gà Brahma sẽ cần rất nhiều thời gian bởi tốc độ sinh trưởng của chúng tương đối chậm. Một số gà thịt khác chỉ cần 3 tháng là có thể đạt được tỷ lệ thịt cần thiết để khai thác, tuy nhiên, nếu bạn đủ kiên trì thì Brahma sẽ giúp bạn kiếm được lợi nhuận hấp dẫn từ nguồn thịt chất lượng cao. 

Xem thêm:

Gà Rhode đỏ – Quốc điểu nổi tiếng của vùng đất Rhode

Gà Hubbard – Giống gà siêu thịt được nhiều sư kê yêu

Phương pháp nuôi gà Brahma đạt tiêu chuẩn 

Sau khi đã tìm hiểu khái quát về gà Brahma, bạn cần tiếp thu kỹ thuật nuôi đúng tiêu chuẩn để chúng có thể phát triển tốt. Dưới đây là đúc kết kiến thức chăm sóc từ các chuyên gia đi trước.

Nhu cầu về dinh dưỡng

Vì sở hữu kích thước quá cỡ nên chắc chắn gà Brahma sẽ cần một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu sinh sống. Một điều thú vị ít người biết là giống gà này có xu hướng thích ăn thịt đồng loại, trong trường hợp chúng không đủ thức ăn để tiêu thụ. 

Do đó, người nuôi cần chú trọng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và để chúng tránh xa các loài gà nhỏ hơn, đề phòng trường hợp tấn công lẫn nhau. 

Trong khoảng thời gian 18 tuần tuổi đầu tiên, gà Brahma mới nở sẽ cần một người chăm sóc đảm nhận công việc bắt mồi chuyên nghiệp. Bổ sung nhiều thịt, canxi cần thiết cho tiến trình to lớn của gà, đặc biệt chú trọng chăm sóc giống mái để chúng phát huy tỷ lệ sinh sản vượt trội. 

Nhu cầu về dinh dưỡng của gà Brahma
Nhu cầu về dinh dưỡng của gà Brahma

Xây dựng chuồng trại đạt chuẩn

Thay vì tận dụng những vật liệu đơn sơ làm chuồng nhỏ cho các loài gà khác, gà Brahma lại yêu cầu người chủ phải xây dựng một môi trường sống rộng rãi hơn. Lời khuyên chân thành là nên chuẩn bị 5 – 6 bộ vuông trong chuồng và 12 – 14 bộ vuông tương ứng với mỗi con khi di chuyển. 

Gà kỳ lân là giống to lớn nên các bạn sẽ không phải lo lắng về việc chúng bị chim bắt đi. Hiển nhiên là loại trừ giống đại bàng đến từ Colorado có khả năng mang cả những con dê ra khỏi vách đá. Ngoài ra, thân hình vượt trội cũng là yếu tố cản trở khả năng bay của chúng, điều đó giúp bạn không cần phải làm chuồng cao quá 3 feet. 

Cách chăm sóc cho gà

Gà Brahma là loài khỏe mạnh và cứng cáp, do đó việc chăm nuôi của người chủ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Công việc của bạn là chỉ cần loại bỏ những con bọ có thể bám vào phần chân nhiều lông của chúng, tránh trường hợp bị bệnh lây nhiễm. 

Ngoài ra, lưu ý khi thời tiết xấu xảy ra thì lông tơ, bùn, vi khuẩn,…có thể dính lên chân của chúng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên nhận biết nhanh chóng và làm sạch, đảm bảo không còn vết nào đọng lại ở mắt cá chân hoặc ngón chân. Ngâm chân trong nước ấm cũng là phương pháp vệ sinh tối ưu mà người chủ nên áp dụng. 

Nhân giống gà

Nếu lựa chọn lai tạo ra giống gà Buff hoặc Brahma Light thì tương đối đơn giản, vì chúng sở hữu màu lông cơ bản của giống thuần chủng. Tuy nhiên, để sản sinh ra Dark Brahma lại là câu chuyện hoàn toàn khác, sở hữu bộ lông có nhiều điểm phức tạp cần áp dụng kỹ thuật giao phối kép chuyên nghiệp mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Nhân giống gà Brahma
Nhân giống gà Brahma

Do quy trình nhân giống khó khăn nên kiên trì và đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu là điều mà bất cứ sư kê nào cũng cần nắm rõ. Nếu tạo ra được giống gà Brahma đạt chuẩn, đây sẽ là chìa khóa mở ra cơ hội vệ lợi nhuận cho các bạn. 

Kết luận

Thông qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp toàn bộ thông tin hữu ích và thú vị về giống gà Brahma nổi tiếng. “Vị vua” này có rất nhiều điểm đặc biệt để các sư kê khám phá và nuôi dưỡng. Dagacampuchia360 Chúc bạn sở hữu một con gà chất lượng và chăm sóc thành công nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *